PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng

Chuyên khoa: Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Hơn 40 năm làm việc và cống hiến, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng đã nghiên cứu được rất nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, đã đang được áp dụng vào phương pháp điều trị bệnh nhân hiện nay.

PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng

Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Quá trình đào tạo

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Ernst-Moritz-Arndt Greifswald, Cộng hòa liên bang Đức (1976)
  • Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Nội tiêu hóa, Trường Đại học Y Hà Nội (2003)

Quá trình công tác

  • Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội 
  • Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật 
  • Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 
  • Giảng viên kiêm nhiệm bộ môn tiêu hóa Học viện quân y và Trường đại học Y tế Công cộng
  • Gần 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa, hơn 30 năm kinh nghiệm thực hành nội soi tiêu hóa.

Thành tựu trong nghiên cứu 

Hơn 40 năm làm việc và cống hiến, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng đã nghiên cứu được rất nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, đã đang được áp dụng vào phương pháp điều trị bệnh nhân hiện nay. Thầy đã làm chủ nhiệm ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trên 20 đề tài nghiên cứu cấp Sở trong các lĩnh vực:  Điều trị ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng; Nghiên cứu Hội chứng ruột kích thích; Nghiên cứu trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, Thầy cũng đã xuất bản 3 cuốn sách chuyên khảo về bệnh lý thực quản, dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích.

Giải thưởng

  • Huân chương Lao động hạng Ba (2013)
  • 2 lần nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp bộ”, 2 lần nhận bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010, 2012), 
  • Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Bác sỹ cao cấp” (2008)
  • Được công nhận chức danh Phó giáo sư y học (2010), 
  • Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” (2014)

Báo chí

  • https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202002/nguoi-thay-thuoc-nhan-dan-tan-tam-2174627/
  • https://baophapluat.vn/hoi-thao-khoa-hoc-ve-noi-soi-tieu-hoa-can-thiep-dieu-tri-tai-quang-binh-post487406.html 

Bài viết của chuyên gia

Viêm đại tràng có ăn được thịt bò không?

Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, với giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Tuy nhiên, người bị viêm đại tràng có ăn được thịt bò không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nội soi đại tràng có đau không?

Đại tràng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa và thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu phát hiện muộn. Phương pháp nội soi đại tràng ra đời giúp chúng ta chẩn đoán sớm các bệnh lý về đại tràng, qua đó giúp đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Nhưng liệu nội soi đại tràng có đau không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Vài nét về nội soi đại tràng Trước khi tìm hiểu xem nội soi đại tràng có đau không thì bạn cần phải biết rõ thế nào là nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng là một thủ thuật y tế được sử dụng để kiểm tra bên trong đại tràng và trực tràng. Bác sĩ sử dụng một ống dài, mềm, có gắn camera (ống nội soi) đưa vào trực tràng qua hậu môn.  Camera sẽ truyền hình ảnh của đại tràng lên màn hình, giúp bác sĩ quan sát các bất thường bên trong đại tràng. Từ những hình ảnh bên trong đại tràng sẽ được phản ánh dữ liệu lên màn hình giúp bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương bất thường để xét nghiệm khi cần thiết. Nội soi đại tràng sử dụng ống mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng qua đường hậu môn Nội soi đại tràng có đau không? Nội soi đại tràng có đau không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị thực hiện phương pháp này. Tính đến thời điểm hiện tại, thì đây là phương pháp hiệu quả nhất trong trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tiêu hoá.  Nội soi đại tràng có đau không còn tùy thuộc vào phương pháp nội soi được sử dụng. Hiện nay, có 2 phương pháp nội soi đại tràng phổ biến là nội soi không gây mê và nội soi gây mê.  Nội soi đại tràng không gây mê Phương pháp này được thực hiện với người bệnh tỉnh táo hoàn toàn. Thông thường thì các trường hợp nội soi đại tràng tiêu chuẩn đều không đau. Tuy nhiên, đại tràng có nhiều nếp gấp nên khi tiến hành nội soi, ống nội soi đi qua các nếp gấp sẽ tạo cảm giác khó chịu và tức bụng, có thể hơi chút đau nhói.  Nhưng trên thực tế thì khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau, nên với những bệnh nhân nhạy cảm dẫn tới lo lắng sẽ dễ cảm thấy đau đớn khi nội soi. Thậm chí là ám ảnh không dám nằm để bác sĩ thực hiện. Không những vậy, nếu khu vực đại tràng xảy ra tình trạng viêm nhiễm nặng thì quá trình nội soi sẽ cảm thấy rất đau đớn. Nguyên nhân được xác định là do sự cọ xát của ống nội soi vào vị trí tổn thương. Cảm giác khó chịu hay đau đớn sẽ giảm dần nếu người bệnh thư giãn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy thực hiện nội soi tại bệnh viện lớn với bác sĩ giỏi để hạn chế tối đa tình trạng đau đớn xảy ra. Mức độ đau của nội soi đại tràng còn tuỳ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn Nội soi đại tràng gây mê Phương pháp này được thực hiện với người bệnh được gây mê toàn thân. Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ ngủ và không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì. Đây là phương pháp nội soi đại tràng phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người lựa chọn vì an toàn và hiệu quả, giúp bác sĩ thao tác và quan sát bên trong đại tràng dễ dàng để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch. Lượng thuốc tê trong nội soi được sử dụng với khá nhỏ, thời gian gây mê ngắn nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các trường hợp cần nội soi đại tràng Đối tượng chỉ định của phương pháp khám chức năng này khá rộng, bao gồm: Người có vấn đề ở đường tiêu hóa dưới. Người đã bị viêm loét đại tràng. Người bị rối loạn ở đại trực tràng như đau bụng, đi ngoài phân đen, đi ngoài phân có máu, táo bón, tiêu chảy. Người bệnh có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý ở đại tràng, chẳng hạn như ung thư đại tràng, viêm loét đại tràng. Người bệnh có tiền sử từng mắc các bệnh lý có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng, chẳng hạn như hội chứng Lynch, hội chứng Peutz-Jeghers. Người bệnh có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng, chẳng hạn như người lớn tuổi, người có chế độ ăn uống không lành mạnh, người hút thuốc lá, người thừa cân hoặc béo phì. Người lớn từ 45 tuổi trở lên nên được nội soi đại tràng định kỳ mỗi 10 năm để tầm soát ung thư đại tràng. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng có thể cần nội soi đại tràng sớm hơn. Đau quặn bụng từng cơn là một trong những dấu hiệu đau đại tràng Yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nội soi đại tràng Nội soi đại tràng có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể: Khả năng chịu đau của mỗi người: Những người có khả năng chịu đau kém thường sẽ cảm thấy đau hơn khi nội soi đại tràng. Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Những người mắc các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm loét đại tràng,... thường sẽ cảm thấy đau hơn khi nội soi đại tràng. Kỹ thuật nội soi của bác sĩ: Nếu bác sĩ thực hiện nội soi khéo léo, người bệnh sẽ ít cảm thấy đau hơn. Lời khuyên để giảm đau khi nội soi đại tràng Nội soi đại tràng có đau không thì ít nhiều sẽ cảm thấy tức bụng và khó chịu. Đây là điều rất bình thường, nếu chuẩn bị kỹ càng trước khi nội soi, mặc dù không làm giảm cơn đau tuyệt đối nhưng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chuẩn bị tâm lý Hãy cố gắng thư giãn và lưu trữ tâm lý tích cực trước khi thực hiện nội soi, càng lo lắng và căng thẳng sẽ càng cảm thấy đau đớn và khó chịu. Hít thở sâu và tập trung vào việc giữ trạng thái tĩnh lặng. Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc lo lắng cụ thể nào trước quá trình nội soi, hãy chia sẻ với bác sĩ của bạn. Họ có thể hỗ trợ và điều chỉnh quá trình nội soi để làm cho nó thoải mái hơn. Thông báo với bác sĩ về các tiền sử bệnh trước khi nội soi đại tràng Làm sạch đại tràng Điều này thường được bác sĩ yêu cầu làm trước quá trình nội soi để hạn chế tối đa phân trong đại tràng dẫn đến mất thời gian khi chẩn đoán. Tuân thủ chính xác các hướng dẫn của bác sĩ về việc làm sạch đại tràng giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của quá trình nội soi, đồng thời giảm khả năng gây đau. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ Luôn luôn làm theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để vừa giảm đau vừa đảm bảo an toàn cho bạn và cho kết quả chính xác nhất. Lựa chọn cơ sở uy tín Hãy chọn bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín và kinh nghiệm trong việc thực hiện quá trình nội soi đại tràng. Điều này có thể giúp giảm rủi ro và tăng cường sự thoải mái trong quá trình điều trị. bác sĩ sử dụng sai kỹ thuật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.  Tóm lại, nội soi đại tràng có đau không còn phụ thuộc vào phương pháp nội soi mà người bệnh lựa chọn. Nhưng đừng vì sợ đau mà ngại thực hiện, hãy chủ động nội soi thường xuyên để kiểm tra và phát hiện những bất thường của tiêu hoá để từ đó có phương hướng điều trị sớm và triệt để nhất nhé.

Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào cho hợp lý?

Dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày rất quan trọng với người bị đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích), nó quyết định đến 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Trong khi đó ăn uống một chế độ không hợp lý có thể sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn và bệnh tái phát trở lại. Nhưng kiêng quá mức lại khiến cơ thể suy nhược do thiếu dinh dưỡng, khi đó sức đề kháng kém càng làm bệnh dễ tái phát hơn Vì thế chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào mới hợp lý? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây bài viết này nhé.  Chế độ ăn uống phù hợp với đại tràng co thắt Tại sao bị đại tràng co thắt cần chú ý chế độ ăn uống Mặc dù hội chứng ruột kích thích là một bệnh lành tính, nhưng theo thời gian căn bệnh này đem lại nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Là căn bệnh về đường tiêu hóa nên những gì dung nạp vào cơ thể đều là nguyên chính gây ảnh hưởng tới triệu chứng bệnh, Do vậy, người bệnh phải hết sức lưu ý tới thực đơn ăn uống, nghỉ ngơi và lập kế hoạch những loại thực phẩm mình sẽ ăn hằng ngày. Người bệnh bị đại tràng cần phải chú ý chế độ ăn  Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, nhất là đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì đây là điều quan trọng nhất rồi. Bạn biết đó, đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, phần tiếp nhận nhiệm vụ hấp thu dưỡng chất từ thức ăn còn sót lại. Nên khi bộ phận này bị viêm loét sẽ gây rối loạn quá trình tiêu hóa và khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết. Một chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt khoa học, hợp lý là ưu tiên hàng đầu để giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Mặc dù không giúp người bệnh trị dứt điểm nhưng điều này sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị, khắc phục và hạn chế tái phát bệnh. Từ đó đường ruột cũng sẽ khỏe mạnh hơn, các cơn đau, tiêu chảy táo bón cũng giảm thiểu đáng kể. Chế độ ăn uống chính là một trong những cách chữa viêm đại tràng nói riêng và bệnh tiêu hóa nói riêng tại nhà an toàn mà đơn giản.  Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh đại tràng co thắt Người bệnh dù ăn uống gì hay kiêng gì thì cũng cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau để có cải thiện bệnh tốt hơn. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ Người bệnh nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể theo mức độ hoạt động. Nên ăn uống điều độ vừa mức không nên quá kiêng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng của cơ thể. Cụ thể: Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ sữa đậu nành, sữa không lactose, cá…để cung cấp đủ đạm cần thiết đối với cơ thể. Ngoài ra thịt xay nhuyễn giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Với người bệnh có triệu chứng táo bón thì nên bổ sung chất xơ thực đơn như hoa quả với rau xanh.  Với người bệnh mắc tiêu chảy thì cần bổ sung thức ăn bù nước và điện giải như sữa chua, chuối, tinh bột,...  Nên chế biến thức ăn dưới dạng hấp luộc hoặc kho, cần hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Lập kế hoạch ghi chép một chế độ hợp lý Cần phải lập kế hoạch và theo dõi nghiêm ngặt thực đơn hằng ngày, nếu có món ăn nào có cảm giác khó chịu thì người bệnh cần phải tránh ngay. Thực phẩm có lượng chất xơ cao dễ gây đầy bụng chướng hơi nên hạn chế ăn. Hạn chế sử dụng rượu bia, trà, đồ uống có gas, cà phê, nước ngọt vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Hạn chế tối đa lượng chất béo, các thực phẩm có nhiều lactose. Hạn chế sử dụng các loại gia vị và nước sốt có nhiều chất béo. Ăn đúng bữa, đúng giờ Người bệnh cần tập cho bản thân thói quen ăn uống vào một giờ cố định. Nên ăn đủ bữa, không nên ăn các món lạ vì có thể khiến triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh ăn quá nhiều vào một bữa cũng như tránh để bụng quá đói ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, đại tràng. Nên ăn đúng giờ đúng giấc Đặc biệt, cần thực hiện nguyên tắc “Ăn chín uống sôi”, hạn chế ăn đồ tanh sống, đồ lạnh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho dạ dày, đại tràng. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm tăng cường sức khỏe. Hãy lắng nghe những biến đổi của cơ thể, khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hãy tới những cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện bệnh sớm nhất và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì? Người bệnh viêm đại tràng co thắt thường cần tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt để giảm triệu chứng và duy trì sức khỏe của họ. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và chế độ ăn cho người bệnh viêm đại tràng co thắt: Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ có thể giúp làm dịu niêm mạc ruột và tạo cảm giác no. Hãy ưu tiên các thực phẩm như lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả và hạt giống.  Bởi rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ (trừ rau họ cải) có tác dụng làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên nạp quá nhiều chất xơ một lúc có thể gây trữ khí và đầy bụng.  Đồng thời, các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ cao so với ngũ cốc tinh chế. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch…là lựa chọn phù hợp cho người bệnh nhằm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên hãy bổ sung lượng chất xơ một cách từ từ, tăng dần theo mỗi ngày và tốt nhất nên theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm tăng triệu chứng. Thực phẩm giàu protein Thịt gà và cá là nguồn protein dễ tiêu hóa và ít mỡ, có thể là lựa chọn tốt cho người bệnh viêm đại tràng co thắt. Ngoài ra có thể bổ sung đậu nành hoặc trứng. Bổ sung protein giúp cơ thể dễ tiêu hóa >>> Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được thịt bò không? Thực phẩm chứa probiotic Cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn cho đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa sự co bóp của đại tràng làm giảm các cơn đau co bóp tái phát. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu probiotic cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống cho người bệnh. Các loại thực phẩm không có lượng gluten Một số người bệnh viêm đại tràng co thắt có tình trạng cảm nhạy với gluten. Do đó, thực phẩm không có gluten như gạo, bột sắn dây, và các sản phẩm làm từ bột mỳ không có gluten có thể là lựa chọn tốt. Sữa không lactose Nếu người bệnh bị dị ứng hoặc không tiêu hóa lactose (đường trong sữa), thì nên chọn các sản phẩm sữa không lactose hoặc sữa thực vật như sữa hạt, sữa đậu nành. Bệnh đại tràng co thắt nên kiêng gì? Nếu không muốn các triệu chứng của mình diễn ra nặng hơn và có một chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt hợp lý, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:  Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ Đây là thủ phạm hàng đầu khiến người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, chúng còn gây kích thích đại tràng co thắt quá mức làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Hãy loại bỏ các thực phẩm như thịt nguội, lạp xưởng, pate, các món rán, xào, chiên và các loại nước sốt…ra khỏi thực đơn mỗi ngày nếu không muốn tiêu chảy, đau bụng…ghé thăm bạn thường xuyên. Thực phẩm chứa lactose Người bệnh bị co thắt đại tràng thường không dung nạp lactose trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Những thực phẩm này dễ gây đầy bụng, đi ngoài sau khi sử dụng. Người bệnh nên sử dụng các loại sữa thay thế như sữa tách béo, sữa không đường để đảm bảo các triệu chứng của bệnh không tồi tệ hơn. Không nên ăn uống thực phẩm chứa lactose Đồ uống chứa caffein, cồn, gas Các loại đồ uống chứa cồn như bia rượu, hoặc caffeine như cà phê, nước ngọt…là những tác nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt. Khi dung nạp vào cơ thể chúng sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm chậm nhu động ruột và gây ra táo bón. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng nước có gas bởi chúng có thể gây đầy hơi, chướng bụng, kích thích dạ dày tiết axit dẫn tới ợ hơi, buồn nôn. Thực phẩm tươi sống Tiết canh, rau sống, thịt tái…là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sống và phát triển. Thông qua ăn uống chúng đi vào cơ thể gây ra viêm nhiễm đường ruột khiến các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Thực phẩm sinh hơi Nếu đang bị chướng bụng, sôi bụng, khó chịu bụng thì kiêng thực phẩm sinh hơi như rau cải, súp lơ, kiêng bắp cải, các loại khoai sắn và tinh bột tinh chế  như bánh mỳ, bánh kẹo ngọt. Đồ ăn chứa nhiều đường Như bánh ngọt, sữa tươi, kẹo socola…cần hạn chế bởi chúng thường gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Trong số những loại thực phẩm trên thì socola là thực phẩm kỵ nhất với người bệnh bởi chúng có chứa nhiều cafein. Đây là nguyên nhân gây khiến tình trạng đi ngoài ở bệnh nhân trở lên nặng nề hơn. Ăn bánh ngọt nhiều có thể khiến bệnh nặng hơn Đồ ăn cứng Chúng khiến người bệnh khó tiêu hóa gây nên chứng chướng bụng và đầy hơi. Nếu dùng một thời gian dài thì những loại thức ăn này gây cọ xát với niêm mạc dạ dày gây dẫn đến những tổn thương. Điều này khiến tình trạng bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn. Do đó, bạn hãy thay thế bằng những đồ ăn mềm hoặc chế biến dạng mềm giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn. Thực phẩm làm tăng tình trạng sưng và viêm nhiễm Tránh thực phẩm có thể làm tăng tình trạng sưng và viêm nhiễm trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như thịt đỏ, thực phẩm chứa gluten (đối với những người có tình trạng cảm nhạy với gluten), và các loại thực phẩm có nhiều gia vị. Thói quen ăn nhanh và ăn quá nhanh Ăn quá nhanh hoặc ăn trong tình trạng căng thẳng có thể làm tăng triệu chứng của IBS. Hãy thường xuyên nhai thức ăn cẩn thận và ăn một cách chậm rãi. 6 thực phẩm vàng cho người bệnh đại tràng co thắt Dưới đây là 6 thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt mà chúng ta không nên bỏ qua, cùng tìm hiểu nào! Sữa chua Sữa chua giúp bổ sung một lượng lợi khuẩn cho đường ruột giúp cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể. Bổ sung sữa chua mỗi ngày giúp duy trì độ chắc khỏe của xương, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Sữa chua giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh Mồng tơi Có khả năng sinh nhiệt thấp, chất nhầy trong loại rau này giúp hấp thụ cholesterol từ thức ăn. Khi cholesterol nội và ngoại bị khóa hoạt tính sẽ bị đẩy ra ngoài qua phân. Lượng chất xơ trong rau mồng tơi giúp làm mềm phân, nhớt dễ đẩy ra ngoài ở dạng khuôn, mềm, không cứng khô. Do đó, dùng rau mồng tơi để chế biến các món ăn ngày hè rất có lợi cho đường ruột. Không chỉ giảm cảm giác khó chịu, đau bụng mà còn giúp phòng ngừa chứng táo bón, trĩ…khá hiệu quả. Khoai lang Lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào trong khoai lang rất có lợi cho người bệnh viêm đại tràng co thắt. Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước và làm mềm phân, giúp nhẹ bụng. Chất xơ giúp cải thiện táo bón hiệu quả. Gạo lứt Cung cấp chất xơ hòa tan cho cơ thể cùng các dưỡng chất khác như canxi, riboflavin (B2)… giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn đường ruột. Các vitamin và khoáng chất cần thiết trong gạo lứt giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bạn đừng quên bổ sung gạo lứt vào thực đơn hàng ngày giúp bữa ăn thêm phong phú, đa dạng. Gạo lứt hỗ trợ hệ miễn dịch được khỏe mạnh Đu đủ Có chứa enzyme papain giúp tiêu thụ các protein giúp thức ăn và các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Bên cạnh đó, đu đủ còn được coi như “vị thuốc” cải thiện táo bón và đại tràng co thắt hiệu quả. Chuối Chất xơ trong chuối giúp cân bằng cholesterol, ổn định huyết áp và khả năng chống viêm. Chúng giúp tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất đồng thời giảm cảm giác đau bụng, quặn thắt, đi ngoài ra máu. Cách hạn chế đại tràng co thắt tái phát Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh cần kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm hạn chế các tác hại do bệnh gây ra. Cụ thể: Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ và đủ bữa. Không nên vừa ăn vừa nói chuyện hay xem tivi, không nên để bụng quá no hoặc quá đói. Tránh làm việc quá sức khiến bản thân phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, có lối sống lành mạnh, tích cực. Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ. Tích cực tập luyện thể thao giúp nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm trạng. Từ đó, giúp người bệnh tránh được các căng thẳng, lo âu. Nên massage bụng nhẹ nhàng khi thấy chướng bụng, sau khi ăn một thời gian giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân nát,...và ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt có thể khác nhau ở mỗi người bệnh và còn phụ thuộc vào triệu chứng, tình trạng sức khỏe nữa. Do đó để bệnh được cải thiện sớm và hạn chế tái phát, tốt nhất hãy tới hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên gia để có lời khuyên bổ ích. Mặt khác khi đang quá trình điều trị mà triệu chứng ngày càng nặng, hãy tới cơ sở y tế nhanh nhất có thể để được thăm khám nhé. 

Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy người bị viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm bên trong đại tràng, các triệu chứng và cách điều trị có thể khác nhau tùy theo loại và mức độ của bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và khắc phục tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn thịt gà khi bị viêm đại tràng. Lý do vì thịt gà nằm trong nhóm thịt trắng tốt cho đại tràng, chúng chứa nhiều protein và ít chất béo có hại cho cơ thể. Để giải thích rõ hơn cho điều này, bạn có thể tham khảo chi tiết hơn những lý do sao đây: Thịt gà rất giàu protein: Protein là một thành phần quan trọng để duy trì cơ bắp, hỗ trợ quá trình phục hồi và cung cấp năng lượng. Với người bệnh viêm đại tràng, việc cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày là điều rất cần thiết để thúc đẩy hỗ trợ phục hồi và duy trì sức khỏe. Thịt gà ít chất béo: Thịt gà thường có ít chất béo hơn so với nhiều loại thịt khác như thịt đỏ, thịt bò, thịt heo. Chế độ ăn uống ít chất béo có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm đại tràng. Chất béo làm tăng sản xuất muối bảo vệ, làm tăng tiết chất lỏng trong ruột và gây ra cảm giác khó chịu.  Dễ tiêu hóa: Thịt gà dễ tiêu hoá hơn so với một số thực phẩm khác, điều này đóng vai trò quan trọng cho những người mắc viêm đại tràng, đặc biệt là khi họ có khả năng gặp vấn đề về tiêu hóa. Thịt gà có cấu trúc mềm và dễ tiêu hóa, giúp giảm tải lên đại tràng và giảm khả năng gây kích thích ruột.  Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho người viêm đại tràng Tuy nhiên, khi ăn cần chú ý bỏ phần da, tránh ăn gà chiên rán nhiều dầu mỡ, chỉ nên ăn luộc, hấp hoặc rang. Ngoài ra, như chúng tôi đã chia sẻ, chế độ ăn uống sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa và nhu cầu riêng của mỗi người. Nên nếu bạn cảm thấy rằng thịt gà gây kích thích hoặc tăng triệu chứng viêm đại tràng, bạn nên xem xét hạn chế hoặc thay thế nó bằng các nguồn protein khác và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng viêm đại tràng của bạn. Các chất trong thịt gà tốt cho viêm đại tràng Tiếp tục lý giải rõ hơn cho câu hỏi “viêm đại tràng có ăn được thịt gà không” thì trong thịt gà có những thành phần có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng như sau: Protein: Thịt gà chứa nhiều protein, đây là thành phần quan trọng giúp tái tạo và phục hồi mô trong đại tràng. Ngoài ra, protein còn cung cấp các axit amin cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi và kháng viêm. Vitamin B: Thịt gà là nguồn thực phẩm tốt với các loại vitamin B, bao gồm vitamin B6 và vitamin B12. Các loại vitamin B này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và chức năng của hệ thần kinh. Vitamin B6 có thể giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá và tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vitamin B12 hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng.  Khoáng chất: Thịt gà cung cấp các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm và selen. Sắt quan trọng cho sự hình thành của hồng cầu và giúp ngăn ngừa thiếu máu. Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch và quá trình phục hồi của cơ thể. Trong khi đó, Selen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Thịt gà dễ tiêu hoá và ít chất béo, thích hợp cho viêm đại tràng Lưu ý khi ăn thịt gà cho người bị viêm đại tràng Bên cạnh việc “viêm đại tràng có ăn được thịt gà không” thì mắc viêm đại tràng và quyết định ăn thịt gà hoặc bất kỳ thực phẩm nào, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét để hạn chế triệu chứng và duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần tham khảo: Chọn thịt gà loại tươi ngon, không chứa chất bảo quản, đầy đủ nguồn gốc và chế độ nuôi rõ ràng. Chất bảo quản có thể gây kích ứng cho đại tràng và tăng tình trạng bệnh. Lựa chọn phần thịt gà không mỡ hoặc ít mỡ. Mỡ trong thịt gà có thể làm tăng tiết mỡ, gây ra tình trạng tiêu chảy và đau quặn bụng cho người bệnh. Ưu tiên áp dụng các phương pháp chế biến thịt gà như hấp, ninh, nướng hoặc luộc để giảm lượng dầu mỡ và dễ tiêu hoá hơn. Hạn chế sử dụng các loại gia vị quá cay hoặc quá nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến thịt gà. Kết hợp cùng các nguyên liệu khác để bữa ăn thêm phong phú, ngon miệng và tăng giá trị dinh dưỡng từ thịt gà. Bạn có thể kết hợp với rau xanh như rau muống, cải xanh, cà rốt,...hay các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, mùi tây,... Sáng tạo các công thức nấu ăn phù hợp, tham khảo thêm các công thức nấu ăn như: gà hấp, gà chiên, gà nướng, gà kho gừng,... Tránh nấu các món ăn nhiều gia vị, thức ăn nóng hoặc lạnh quá mức, vì chúng có thể gây kích thích niêm mạc đại tràng. Không nên ăn thịt gà chiên rán, gà cay và chứa nhiều dầu mỡ Tóm lại, viêm đại tràng có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp dành cho bạn. Cùng với đó, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, thay đổi lối sống khoa học để có được sức khỏe toàn diện nhé! >>> Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được thịt bò không?

Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không?

Xôi là món ăn thơm ngon quen thuộc với người dân Việt Nam, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng dùng nó nếu không biết cách sử dụng hợp lý. Vậy người bị viêm đại tràng ăn xôi được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm đại tràng mãn tính kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm, chỉ có các lựa chọn để điều trị giúp kiểm soát tình trạng bệnh.  Người mắc viêm đại tràng cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là tránh các thực phẩm có thể kích thích tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng ăn xôi được không? Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng cần phải hạn chế hoặc kiểm soát chất lượng xôi được tiêu thụ để tránh tình trạng khó tiêu.  Viêm đại tràng có ăn được xôi nhưng cần phải hạn chế Lý do vì xôi được làm từ gạo nếp với độ dẻo cao, tạo thành một khối tổng thể kết dính, gây ra tình trạng khó tiêu. Khi ăn xôi, một lượng lớn tinh bột sẽ được nạp vào cơ thể, gây áp lực lên hệ tiêu hoá và tăng nguy cơ gây tắc nghẽn đại tràng. Ngoài ra, xôi còn khiến tăng cường sự tạo ra ga trong ruột, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Do đó, đối với người mắc viêm đại tràng, nên hạn chế ăn xôi để tránh tình trạng khó tiêu và tắc nghẽn đại tràng. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, canh hoặc nhiều chất xơ và mềm như rau củ nấu chín. Đặc biệt, trước khi đưa ra quyết định viêm đại tràng ăn xôi được không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên chính xác nhất, phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể của bản thân. Viêm đại tràng nên ăn loại xôi nào? Như vậy, viêm đại tràng ăn xôi được không thì nên hạn chế, người bị viêm đại tràng hãy ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ. Với trường hợp bạn muốn ăn xôi, có thể lựa chọn những loại xôi tốt cho người bị viêm đại tràng như sau: Xôi gạo nếp: Xôi gạo nếp là một lựa chọn tốt vì nó không chứa nhiều hợp chất kích thích tiêu hóa. Nó dễ tiêu hóa và giàu chất xơ hơn so với các loại xôi có hương liệu hoặc gia vị khác. Nếp gạo cũng chứa nhiều vitamin B và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Viêm đại tràng nên ăn xôi trắng để tránh bệnh nặng hơn Xôi khoai: Khoai lang và khoai mì là hai loại khoai tốt cho người bị viêm đại tràng. Chúng đều chứa nhiều chất xơ và chất chống viêm giúp giảm tác động của viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng khoai gây ra vấn đề với dạ dày hoặc tiêu hóa của mình, hãy giới hạn lượng khoai có trong xôi. Xôi mạch nha: Mạch nha là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và giúp ổn định quá trình tiêu hóa. Bạn có thể làm loại xôi này từ hạt mạch nha và thêm các thực phẩm khác như trái cây hoặc hạt chia để tăng thêm giá trị dinh dưỡng và đẹp mắt hơn. Xôi hạt sen: Hạt sen có chứa nhiều chất xơ, chất chống viêm, omega-3, và nhiều dinh dưỡng khác. Đây là lựa chọn tốt cho người mắc viêm đại tràng, nhưng nhớ rửa kỹ hạt sen trước khi sử dụng để loại bỏ phần màng nền có thể gây khó tiêu hóa.. Xôi gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa. Nó giúp ổn định hệ tiêu hóa và không gây áp lực với những người bị viêm đại tràng khi ăn. Tuy nhiên, mỗi người đều sẽ có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm, nên cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và tư vấn dinh dưỡng trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra sau khi ăn xôi, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Lưu ý cách ăn xôi cho người viêm đại tràng Viêm đại tràng có thể ăn xôi một cách an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, có một vài lưu ý về cách ăn xôi mà người bị viêm đại tràng cần lưu ý như sau: Người bị viêm đại tràng nên chọn những loại xôi phù hợp, dễ tiêu hóa, ít gây tác động tiêu cực. Xôi gạo nếp là lựa chọn tố vì chúng dễ tiêu hóa hơn xôi gạo lứt, xôi đậu xanh và xôi ngô. Người bệnh nên ăn xôi một cách điều độ và hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc. Ăn ít xôi trong một bữa và chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo áp lực lên đại tràng, gây ra tình trạng khó tiêu. Nên làm mềm xôi trước khi ăn, có thể nấu xôi thêm một chút nước để xôi mềm hơn và dễ tiêu hóa. Để giảm tác động tiêu hóa của xôi, hãy kết hợp xôi cùng các loại thực phẩm khác như rau củ nấu mềm, thịt nướng hoặc canh đậu hũ. Hãy chú ý theo dõi cơ thể và quan sát xem khi ăn xôi có tác động gì đến tình trạng viêm đại tràng của bản thân hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không tốt nào, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên ăn quá nhiều xôi cùng một lúc khi bị viêm đại tràng Tóm lại, viêm đại tràng ăn xôi được không thì câu trả lời là CÓ, nhưng cần phải hạn chế, nếu có ăn thì phải tuân thủ cách ăn sao cho an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, khi các triệu chứng đã nặng hoặc không thể kiểm soát bằng chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đưa ra lời khuyên hữu ích trước khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào. >>> Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không?

Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không?

Yến mạch là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và được nhiều người ưa chuộng sử dụng hàng ngày. Vậy người bị viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, từ đó giúp quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.  Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Yến mạch tên khoa học là Avena sativa, một loại ngũ cốc lấy hạt phổ biến tại các quốc gia có khí hậu ôn đới như Mỹ, Nga, Úc, Ba Lan,…Hiện nay cũng đang trở thành thực phẩm phổ biến tại Việt Nam. Chúng thường được sử dụng để làm bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.  Vậy viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng được yến mạch, đặc biệt với loại yến mạch không có các hương vị phụ gia. Lý do vì chúng rất giàu dinh dưỡng và có tác động tốt đối với hệ tiêu hóa của con người. Trong thành phần của yến mạch có chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa, chất xơ hòa tan, vitamin và chất khoáng. Chúng đều hiệu quả và an toàn trong việc sử dụng cũng như hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn được yến mạch Chất xơ hòa tan là thành phần có rất nhiều trong yến mạch, với tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Khi vào trong ruột, chúng kết hợp với nước tạo thành chất gel. Chất gel này có nhiệm vụ bám lên thành ruột, làm chậm quá trình hấp thu các chất béo không tốt, đường và tác nhân có hại khác. Đồng thời kích thích nhu động ruột, làm tăng khối lượng phân giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, thời gian phân đọng lại trong đại tràng cũng được rút ngắn, từ đó giảm bớt ảnh hưởng của các chất phát sinh gây viêm nhiễm lên đại tràng. Cùng với đó, vi khuẩn ở đoạn dưới của ruột có chức năng phân rã chất xơ sinh ra butirat. Chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm trong đại tràng hoặc khối u có thể phát triển. Không những vậy, chất xơ hòa tan trong yến mạch khi vào đến ruột già sẽ lên men, tạo thành một loại prebiotic giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium. Lợi khuẩn này cư trú chủ yếu ở đại tràng, bảo vệ đại tràng khỏi những tác hại từ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp đại tràng luôn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Công dụng của yến mạch với người viêm đại tràng Trên thị trường hiện nay, yến mạch được chia làm 2 dạng chính là bột yến mạch và yến mạch tấm. Như thông tin chia sẻ phía trên, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện bệnh lý. Cụ thể rõ hơn các công dụng của yến mạch với người bị viêm đại tràng như sau: Cải thiện đường tiêu hoá Yến mạch với hàm lượng chất xơ hòa tan cao nên dùng yến mạch có thể cải thiện đường tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Chất xơ cũng có khả năng hấp thụ nước, giúp tạo ra phân và dễ dàng di chuyển qua ruột, giảm nguy cơ táo bón, một triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng. Yến mạch chứa nhiều chất xơ hoà tan, tốt cho hệ tiêu hoá Cải thiện hệ miễn dịch Yến mạch có chứa beta-glucan, một loại chất có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và giảm triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, yến mạch còn có thể giúp kiểm soát đường tiêu hóa, giảm cảm giác loét, nứt và tiêu chảy, những triệu chứng thường xảy ra trong viêm đại tràng. Tăng cường dinh dưỡng  Lý do tiếp theo cho việc viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì yến mạch cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể. Điều này giúp người bị viêm đại tràng duy trì tình trạng sức khỏe tốt và tái tạo niêm mạc đại tràng hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với yến mạch. Có người có thể hiệu quả trong việc bổ sung yến mạch vào chế độ ăn uống, trong khi người khác có thể cảm thấy triệu chứng tăng cường. Việc điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo rằng yến mạch hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác đều phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn. Lưu ý cách ăn yến mạch khi bị viêm đại tràng Khi bạn bị viêm đại tràng và muốn sử dụng yến mạch trong chế độ ăn uống của mình, có một số lưu ý quan trọng cần phải cân nhắc. Cụ thể như sau: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì yến mạch ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào mà không lo về tác hại xảy ra. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể chọn lựa giữa các loại yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán mỏng hoặc yến mạch xay mịn thành bột.  Yến mạch không gây tác dụng phụ nên có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày, không giới hạn về số lần dùng. Tuy nhiên, chỉ dùng số lượng thích hợp với cơ thể Nếu bạn chưa từng ăn yến mạch trước đây hoặc có triệu chứng nhạy cảm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và theo dõi cách cơ thể phản ứng. Sau đó, tăng dần lượng yến mạch nếu không gặp phản ứng phụ. Hãy chọn yến mạch không đường hoặc tự thêm một ít đường nếu cần thiết, vì yến mạch thêm đường hoặc hương liệu có thể gây kích thích cho đường tiêu hoá. Yến mạch có khả năng hấp thụ nước, vì vậy hãy uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và tránh tình trạng táo bón. Yến mạch sẽ không đem lại hiệu quả nhanh như các loại thuốc thông thường, thời gian tác dụng của yến mạch tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cần ngâm yến mạch thô trong chất lỏng trước khi nấu, đặc biệt là trong nước trái cây sẽ tránh được nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Thời gian cần cần ngâm yến mạch thô là ít nhất 12 tiếng trước khi chế biến. Không nên nấu yến mạch quá lâu vì chúng rất dễ chín, dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Thậm chí, bạn chỉ cần làm chín yến mạch trong lò vi sóng mà không cần nấu.  Không kết hợp yến mạch với sữa bò khi chế biến, đặc biệt là với người viêm đại tràng hoặc đau dạ dày. Lý do vì sữa động vật có khả năng thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều axit dịch vị, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày.  Nên ăn yến mạch tự nhiên, không chứa nhiều đường và chất bảo quản Tóm lại, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng phải ăn sao cho đúng và đảm bảo chuẩn xác theo những lưu ý ở trên. Nhớ rằng, mỗi người có cơ địa khác nhau và có thể phản ứng khác nhau với yến mạch, vì vậy hãy nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là khi bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Xem thêm:  Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào cho hợp lý?

Loading...