Bụng nổi cục cứng nguyên nhân do đâu?
Bỗng nhiên nổi cục cứng trên bụng khiến bạn hoang mang, không hiểu đây là hiện tượng gì? Liệu có liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn nào không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các lí do gây nên triệu chứng này cùng phương thức chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng
Cục cứng ở bụng có thể gây đau hoặc chỉ xuất hiện tạm thời rồi biến mất, có khi không kèm theo triệu chứng khác đi kèm. Tùy vào những đặc điểm riêng biệt, sự hiện diện của chúng có thể xuất phát từ một trong các lí do sau:
Hội chứng ruột kích thích
Nếu cục cứng ở bụng đi kèm với cảm giác đau cuộn và biến mất cùng cơn đau có khả năng là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Bệnh gây tăng nhu động ruột, gò u lên, khi nhấn vào hơi cứng nhưng không đau.
Dấu hiệu đi kèm thường gặp là đau bụng (cơn đau gần giống như chuột rút), tiêu chảy, táo bón, cảm giác chưa đi hết phân, đầy hơi, chướng bụng. Sự căng chướng và đau thường giảm bớt sau khi đi tiêu, phân không có máu. Các biểu hiện này có thể tăng thêm vào giai đoạn hành kinh và mang thai.
Hội chứng ruột kích thích là một tập hợp các triệu chứng, không phải là một tình trạng thể chất được xác định rõ ràng. Các dấu hiệu sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều này làm cho hội chứng khá khó chẩn đoán. Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ căn cứ trên các biểu hiện của bạn và có thể sử dụng một số xét nghiệm:
Xác định xem bạn có áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc cắt bỏ một nhóm thực phẩm cụ thể nào không?Tìm hiểu về các yếu tố gây căng thẳng, tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình.Kiểm tra mẫu phân để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng.Xét nghiệm máu để xác định tình trạng thiếu máu và loại trừ bệnh celiac.Thực hiện nội soi đại tràng (thường chỉ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng của bạn là do viêm đại tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư)
Bệnh Crohn (viêm ruột vùng)
Bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ tuổi hơn là người già. Biểu hiện là các cơn đau bụng dưới mãn tính, tiêu chảy, sốt... Do dính ruột, hạch mạc treo phì đại, xuất hiện lỗ rò bên trong hoặc hình thành áp xe, thường sờ thấy cục ở vùng bụng dưới bên phải, các khối không rõ ràng, kích thước vừa phải.
Các biểu hiện của bệnh Crohn thường phát triển dần dần, nhưng đôi khi sẽ đến đột ngột, không báo trước. Có thể có những khoảng thời gian mà bạn không bộc lộ triệu chứng (thuyên giảm).
Khi bệnh đang bùng phát, những dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm: Tiêu chảy, Sốt, Mệt mỏi, Đau bụng, chuột rút, Máu trong phân, Lở miệng, Chán ăn, giảm cân, Đau, tiết dịch gần hoặc xung quanh hậu môn do viêm từ lỗ rò.
Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo các biểu hiện ngoài tiêu hóa như viêm khớp. Chụp X-quang cho thấy nếp gấp niêm mạc hồi tràng biến mất. Nội soi đại tràng phát hiện tổn thương loét dọc như rãnh.
Các bệnh lý khác
Cục cứng xuất hiện ở vùng bụng còn có thể do các nguyên nhân khác như:
- Thoát vị : thoát vị bẹn, thoát vị rốn (thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ tự lành), thoát vị vết mổ. Hiện tượng này xảy ra khi cấu trúc khoang bụng có điểm yếu và thường được khắc phục bằng phẫu thuật để tránh biến chứng.
- Tụ máu dưới da : do các mạch máu bị vỡ (thường bởi chấn thương). Nếu tụ máu ở bụng, có thể làm phồng và đổi màu da, sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Giải pháp cải thiện và điều trị Hội chứng ruột kích thích tại nhà
Nhiều trường hợp bị nổi cục cứng do mắc bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách điều chỉnh lối sống:
Đi bộ, chạy, bơi lội và các hoạt động thể chất khác làm giảm căng thẳng và trầm cảm đồng thời giúp bình ổn đường ruột, giảm các phản ứng quá mức...Cắt giảm thực phẩm có thể gây kích thích, đầy hơi: đậu, bắp cải, súp lơ, rượu, sô cô la, cà phê, nước ngọt...Thiền, thở thư giãn, yoga, khí công... nhằm kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể.Hạn chế dùng sữa nếu bạn không thể dung nạp lactose.Ăn thành các bữa nhỏ.Uống men vi sinh để giúp giảm đầy hơi và chướng bụng.Tránh thức ăn chiên giòn hoặc nhiều gia vị.Uống trà bạc hà, trà gừng hoặc trà hoa cúc.
Rèn luyện thể chất giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Thảo dược tự nhiên hỗ trợ người bị hội chứng ruột kích thích
Đại tràng co thắt gây nhiều khó chịu trên cơ thể và sinh hoạt của người bệnh. Lúc tiêu chảy, lúc táo bón, khi thì đầy hơi, khó tiêu lại chướng bụng... Nhằm giảm nhẹ những triệu chứng tiêu cực này, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.
Với hơn 10 năm ra mắt trên thị trường, Tràng Phục Linh PLUS đã chứng minh được hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý đường ruột như hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng.
Thành phần từ các vị thuốc y học cổ truyền chuyên trị bệnh tiêu hóa như: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, cùng 2 hoạt chất đặc biệt ImmuneGamma và 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh). Sản phẩm không có tác dụng phụ và mang đến nhiều tác động tích cực:
- Giảm các kích thích làm co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ giảm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân sống, nát...
- Giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa.Tăng cường sức đề kháng đường ruột.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc khoa Dược lý – Đại học Y Hà Nội và trường Y Keck, ĐH Nam California cho thấy Tràng Phục Linh PLUS có khả năng giảm co thắt đại tràng. Với liều cao còn có tác dụng mạnh hơn cả Duspatalin (một loại thuốc tây được dùng trong chữa trị hội chứng ruột kích thích).
Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng mắc hội chứng ruột kích thích không thu được bất kỳ hiệu quả nào sau 2 tháng sử dụng.
Tràng Phục Linh PLUS hiện có bán trên 10.000 nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Cách mua sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS
Cách 1: Hiện nay Tràng Phục Linh PLUS được phân phối tại các chuỗi nhà thuốc lớn như An Khang, Pharmacity cùng hơn 10,000 nhà thuốc uy tín trên cả nước. Để tìm nhà thuốc gần nhất có Tràng Phục Linh PLUS chính hãng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Cách 2: Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS và giao hàng tận nhà bạn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY,
Cách 3: Gọi ngay tổng đài miễn cước 1800.1506 để được tư vấn hỗ trợ thông tin bạn cần
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome https://baike.baidu.com/item/%E8%85%B9%E9%83%A8%E8%82%BF%E5%9D%97/3305130 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/crohns-disease/symptoms-causes/syc-20353304 https://www.webmd.com/cancer/stomach-gastric-cancer https://www.healthline.com/health/crohns-disease
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Cảnh báo 10 triệu chứng đau bụng dữ dội nguy hiểm
- Chuyên gia chỉ cách "gỡ" Vòng Xoắn Bệnh Lý của Hội chứng Ruột kích thích
- Những lo lắng phổ biến khi điều trị Hội chứng Ruột kích thích
- Vì sao đi ngoài sau khi uống cà phê? Nguyên nhân và cách chữa
- Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và 5 điều cha mẹ cần cảnh giác