PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng

Chuyên khoa: Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Hơn 40 năm làm việc và cống hiến, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng đã nghiên cứu được rất nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, đã đang được áp dụng vào phương pháp điều trị bệnh nhân hiện nay.

PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng

Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Quá trình đào tạo

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Ernst-Moritz-Arndt Greifswald, Cộng hòa liên bang Đức (1976)
  • Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Nội tiêu hóa, Trường Đại học Y Hà Nội (2003)

Quá trình công tác

  • Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội 
  • Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật 
  • Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 
  • Giảng viên kiêm nhiệm bộ môn tiêu hóa Học viện quân y và Trường đại học Y tế Công cộng
  • Gần 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa, hơn 30 năm kinh nghiệm thực hành nội soi tiêu hóa.

Thành tựu trong nghiên cứu 

Hơn 40 năm làm việc và cống hiến, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng đã nghiên cứu được rất nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, đã đang được áp dụng vào phương pháp điều trị bệnh nhân hiện nay. Thầy đã làm chủ nhiệm ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trên 20 đề tài nghiên cứu cấp Sở trong các lĩnh vực:  Điều trị ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng; Nghiên cứu Hội chứng ruột kích thích; Nghiên cứu trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, Thầy cũng đã xuất bản 3 cuốn sách chuyên khảo về bệnh lý thực quản, dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích.

Giải thưởng

  • Huân chương Lao động hạng Ba (2013)
  • 2 lần nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp bộ”, 2 lần nhận bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010, 2012), 
  • Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Bác sỹ cao cấp” (2008)
  • Được công nhận chức danh Phó giáo sư y học (2010), 
  • Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” (2014)

Báo chí

Bài viết của chuyên gia

Polyp đại tràng sigma 3cm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng

Polyp đại tràng sigma là cụm từ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây là căn bệnh dễ gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, polyp đại tràng sigma 3cm có nguy hiểm không là vấn đề mà bạn phải đặc biệt quan tâm khi nhắc đến tình trạng này.

Cảnh báo 10 triệu chứng đau bụng dữ dội nguy hiểm

Đau bụng dữ dội là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó không chỉ cảnh báo bệnh tiềm ẩn mà nó còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy những cơn đau bụng đó là cảnh báo của bệnh gì? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Tràng Phục Linh.  10 triệu chứng đau bụng dữ dội cảnh báo nguy hiểm đừng chủ quan  Đau bụng dữ dội là bệnh gì?  Hiện tượng bị đau bụng dữ dội có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và vị trí đau. Đa số những cơn đau bụng thường bắt nguồn từ các bệnh về dạ dày, thực quản, tiêu hóa, ruột non, ruột già…. Đau bụng tại thượng vị có thể do giun làm tổn thương hoặc mắc các bệnh như viêm thực quản, bệnh về gan mật…. Đau bụng dữ dội nhưng không thuyên giảm là cảnh bảo nguy hiểm của sỏi mật, ung thư mật, ung thư gan, xơ gan, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp tính….  Đau bụng dữ dội cũng có thể do cơ thể bị mất cân bằng tiêu hóa điển hình như vận động mạnh sau khi đã ăn no, tắc nghẹn thức ăn. Với nữ giới đau bụng dưới thường gặp bệnh liên quan tới tử cung, buồng trứng.   Tổng hợp 10 cơn đau bụng dữ dội không nên xem nhẹ Đau bụng lạnh người  Đau bụng dữ dội đến mức lạnh người là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau mà người bệnh không nên xem thường.  Với tình trạng đau bụng lạnh người đặc biệt là ở phần xương chậu hoặc phần bụng dưới thì đây là cảnh báo của bệnh viêm ruột thừa. Đối với nữ giới có thể là bệnh liên quan tới phụ khoa như thủng ruột, tắc ruột, viêm đại tràng do cấp amip, nang buồng trứng bị xoắn….  Những cơn đau bụng run rẩy, ớn lạnh kèm theo những cơn sốt thường là do cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm virus gây viêm, kích ứng và sưng đường tiết niệu.  Thêm vào đó đau bụng lạnh người cũng xuất phát từ nguyên nhân nhiễm độc chì, thiếu canxi, dị ứng hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn khác.  Bị đau bụng dữ dội từng cơn  Đau bụng là triệu chứng bình thường nhưng nếu bị đau bụng dữ dội kéo dài thành từng cơn trong nhiều ngày liên tiếp không nên lơ là bởi đó là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh sau:  Rối loạn vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa: Cơ thể bị áp lực do sự co thắt bất thường của các cơ trong hệ tiêu hóa kèm theo hiện tượng đau bụng từng cơn, đau bụng quặn thắt cùng với đại tiện thay đổi. Cộng với đó là biểu hiện chứng hơi, buồn nôn, đầy bụng.  Nhiễm giun: Giun ký sinh trong bụng cũng sẽ gây đau bụng dữ dội theo từng cơn. Bạn cũng có thể ra nhiều mồ hôi, đau bụng trên nếu giun chui vào ống mật.  Đau bụng từng cơn cảnh bảo của nhiều bệnh nguy hiểm Viêm đại tràng dẫn đến hội chứng ruột kích thích: Viêm đại tràng gây co thắt, rối loạn chức năng nhưng không gây ra tổn thương. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau bụng dữ dội từng cơn, đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện cục cứng ở bụng phải đồng thời tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu….. Bệnh về gan mật: Các bệnh liên quan đến gan mật dẫn tới đau bụng như áp xe túi mật, áp xe gan, sỏi mật, sỏi ống mật. Tùy theo mức độ người bệnh cũng có thể đau bụng co thắt, viêm ruột thừa. Đau dạ dày cấp tính: đau bụng theo từng cơn kèm theo triệu chứng nóng ran xung quanh khu vực rốn hoặc trên rốn là dấu hiệu nhận biết cơ bản của đau dạ dày cấp tính. Bên cạnh đó khi mắc bệnh bạn cũng có thể thấy ợ chua, ợ hơi, nôn ra thức ăn.  Đau bụng dữ dội khi đến tháng  Đau bụng dữ dội khi đến tháng hay còn được gọi là hành kinh là biểu hiện thường gặp của các chị em phụ nữ mỗi khi đến ngày. Đau bụng kinh không chỉ gây gián đoạn hoạt động trong ngày mà nó còn đem tới cảm giác khó chịu mệt mỏi cho nữ giới.  Hiện nay đau bụng kinh được chia thành 2 mức độ:  Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng tự nhiên): Là tình trạng chung thường bắt đầu từ những cơn đau nhẹ ở tuổi dậy thì và tình trạng sẽ giảm dần khi đến tuổi trưởng thành. Đau có thể kéo dài ở vài ngày đầu chu kỳ kinh và giảm dần trong những ngày cuối. Ngoài đau bụng có thể xuất hiện thêm buồn nôn, tiêu chảy.  Đau bụng kinh nguyệt thứ phát (đau dữ dội): Những cơn đau bụng kéo dài và dữ dội kéo dài trong nhiều ngày. Đây có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến sinh sản ở nữ giới, thông thường khi gặp trường hợp này người bệnh sẽ không gặp triệu chứng nào khác ngoài đau bụng.  Ngoài 2 mức độ trên, đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt có thể là cảnh báo của một vài bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử, u nang buồng trứng, viêm chậu thậm chí nặng hơn là ung thư buồng trứng. Đau bụng dữ dội khi đến tháng Đau bụng dữ dội buồn nôn  Đau bụng buồn nôn là bệnh thường gặp xuất phát từ nguyên nhân ăn uống, ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản….. Do đó khi gặp tình trạng này người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.  Đau bụng buồn nôn dấu hiệu nguy hiểm không nên xem thường Đau bụng dữ dội khi mang thai  Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp do quá trình làm việc của thai nhi. Đây cũng là giai đoạn thai bắt đầu bám vào tử cung để làm tổ do đó mẹ sẽ có hiện tượng đau bụng nhẹ hoặc đau bụng nhiều như khi đến tháng.  Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này mẹ cũng nên chú ý nhất là đối với chị em lần đầu mang thai. Đa số triệu chứng có thể tự hết sau vài ngày nhưng đối với vài trường hợp đặc biệt nó có thể cảnh báo cho bệnh nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, nguy cơ sinh non, nhau bong non, tiền sản giật, sảy thai thậm chí là thai lưu.  Chính vì thế khi mang thai thấy đau bụng kèm theo những triệu chứng sau đây nên đi kiểm tra ngay:  Đau bụng từng cơn, đau quặn thắt, đau nhiều không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sự xuất hiện của máu âm đạo.  Đi ngoài buồn nôn kèm theo dịch nhầy giống cà phê.  Cơ thể khó chịu mệt mỏi, chóng mặt, bị ngất.  Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng bị tiêu chảy có thể do bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc cũng có thể cảnh báo của các bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, đại tràng co thắt, bệnh celiac, viêm ruột thừa…..  Những bệnh trên khiến cơ thể không thể dung nạp đủ gluten dẫn đến đau bụng tiêu chảy, ngược lại bệnh nhân cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn khi ăn đồ ăn chứa quá nhiều gluten như: nước soda, trứng, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen. Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân  Đau bụng không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất cứ ai từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. Xét về cơ chế, đau bụng này có thể xảy ra ngay cả khi không có bất cứ tổn thương mềm nào hoặc do tín hiệu thần kinh được phát ra từ ruột hoặc não làm cho ruột bị nhạy cảm với các tác nhân gây đau.  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào Một số lý do khác có thể dẫn tới đau bụng chức năng như bị vấn đề về tâm lý, stress quá mức, trầm cảm, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất lactose, gluten, fructose vào cơ thể, dùng chất kích thích, thuốc giảm đau quá liều….. Ngoài ra những cơn đau dữ dội bất thường cũng là cảnh báo của bệnh viêm túi thừa, viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng đường ruột.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Táo bón đem đến nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi và đặc biệt là những cơn đau bụng dữ dội.  Có thể nói táo bón là bệnh hết sức bình thường mà ai cũng có thể mắc ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp thì đó là vấn đề đáng lo ngại. Bởi khi bị táo bón người bệnh khó đi đại tiện từ đó có thể dẫn đến hiện tượng phân chèn ép lên ruột kết gây ra những cơn đau bụng dữ dội và nặng hơn có thể tử vong nếu ruột kết bị vỡ.  Chính vì thế, lý tưởng nhất là đi ngoài 1 lần/ngày hoặc 3 lần/tuần. Nếu bạn đi ít hơn số lần trên thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Đau bụng kèm theo cơn sốt cao  Đau bụng dữ dội cộng với sốt cao, nôn mửa và cổ cứng đó là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh não mô cầu. Bệnh gây nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời.  Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau bụng trên kèm với cơn sốt 39 – 40 độ thì đây cũng có thể là cảnh báo của nhiễm trùng dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột do virus trong dạ dày gây nên.  Đau bụng dưới khi đi tiểu  Đau bụng dưới dữ dội khi đi tiểu cũng là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh liên quan đến đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu hoặc bệnh về sinh dục…..Mặc dù nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm bàng quang, viêm niệu đạo nhưng chúng có thể kèm theo những cơn đau bụng dữ dội khiến bạn cảm thấy khó chịu.  Ngoài ra, loại đau này cũng có thể cảnh bảo bệnh sỏi thận, sỏi mật vì thế nếu gặp tình trạng bất thường trên hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám đúng lúc.  Đau bụng khi đi tiêu cảnh bảo bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bệnh sinh dục Đau bụng khó nuốt  Đau bụng dữ dội kèm theo khó ăn, khó nuốt là bệnh đáng lo ngại, khó nuốt kéo dài có thể là cảnh báo của rối loạn chức năng, rối loạn cơ, khối u thực quản và nặng hơn là ung thư thực quản. Tuy nhiên tình trạng đau này cũng có thể do nhiễm trùng, các mô sẹo hoặc vết loét gây nên, do đó cần kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.  Làm sao để giảm những cơn đau bụng hiệu quả?  Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sẽ có cách điều trị đau bụng khác nhau. Nhưng để chấm dứt những cơn đau bụng khó chịu bạn có thể tham khảo một số cách làm sau:  Điều trị đau bụng do bệnh lý  Nếu nghi ngờ bị đau bụng dữ dội cho các bệnh lý liên quan đến cơ quan tiêu hóa, sinh dục bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với trường hợp bệnh này bên cạnh việc chỉ định dùng theo theo đơn thì bạn cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là đối với tình trạng đau bụng do mang thai ngoài tử cung ở nữ giới và đau xoắn tinh hoàn ở nam giới, khi này người bệnh cần được phẫu thuật gấp để tránh những hậu quả nguy hiểm khó lường.  Nguyên nhân đau bụng không phải do các vấn đề về bệnh lý  Có thể đau bụng kinh, đau bụng do ăn đồ ăn không đảm bảo ….. thì bạn cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:  Xoa nhẹ xung quanh bụng và bụng để xoa dịu cơn đau, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.  Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm để chườm lên bụng, cách này đơn giản nhất nhưng đem tới hiệu quả khá cao. Uống thêm nước ép từ rau củ để bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể.  Tình trạng đau bụng dữ dội đôi khi không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu và phiền phức đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí với vài trường hợp có thể sẽ là cảnh báo của bệnh nguy hiểm, do đó khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Hy vọng thông tin mà Tràng Phục Linh đã cung cấp ở trên là hữu ích tới bạn, chia sẻ ngay tới bạn bè người thân nếu thấy bài viết bổ ích nhé!

Loading...