Người mệt mỏi bụng cồn cào xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thì cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hoá, điển hình là viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích.
PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng
Chuyên khoa: Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng
Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
Quá trình đào tạo
- Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Ernst-Moritz-Arndt Greifswald, Cộng hòa liên bang Đức (1976)
- Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Nội tiêu hóa, Trường Đại học Y Hà Nội (2003)
Quá trình công tác
- Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
- Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
- Giảng viên kiêm nhiệm bộ môn tiêu hóa Học viện quân y và Trường đại học Y tế Công cộng
- Gần 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa, hơn 30 năm kinh nghiệm thực hành nội soi tiêu hóa.
Thành tựu trong nghiên cứu
Hơn 40 năm làm việc và cống hiến, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng đã nghiên cứu được rất nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, đã đang được áp dụng vào phương pháp điều trị bệnh nhân hiện nay. Thầy đã làm chủ nhiệm ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trên 20 đề tài nghiên cứu cấp Sở trong các lĩnh vực: Điều trị ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng; Nghiên cứu Hội chứng ruột kích thích; Nghiên cứu trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, Thầy cũng đã xuất bản 3 cuốn sách chuyên khảo về bệnh lý thực quản, dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích.
Giải thưởng
- Huân chương Lao động hạng Ba (2013)
- 2 lần nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp bộ”, 2 lần nhận bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010, 2012),
- Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Bác sỹ cao cấp” (2008)
- Được công nhận chức danh Phó giáo sư y học (2010),
- Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” (2014)
Báo chí
Bài viết của chuyên gia
Hướng dẫn cách dùng tinh bột nghệ chữa hội chứng ruột kích thích
Dùng tinh bột nghệ chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều người tin tưởng và sử dụng với tác dụng ức chế vi khuẩn, điều hoà nhu động ruột và phục hồi niêm mạc bị loét. Từ đó, cải thiện các tình trạng bệnh như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi,…
Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn
Bạn thường xuyên bị đau bụng dữ dội, sốt, đầy hơi hoặc đi ngoài ra máu? Bạn đang tìm kiếm cách chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn một cách hiệu quả và an toàn? Dưới đây là 5 phương pháp điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn mà bạn cần “nằm lòng” nhằm bảo vệ tình trạng sức khỏe của chính mình. Nguyên nhân & triệu chứng thường gặp của tiêu chảy cấp ở người lớn Tiêu chảy cấp là biểu hiện của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nguyên nhân tiêu chảy cấp ở người lớn chủ yếu là do viêm ruột nhiễm khuẩn. Đường lây truyền là đường tiêu hóa: Nhiễm virus: Có đến 80% các trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển, thường gặp là rotavirus, Adenovirus, Norwark… Nhiễm vi khuẩn: Gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển, bệnh thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè.Những vi khuẩn gây bệnh gồm: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả). Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica… Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây hoặc đông dược có thể gây tiêu chảy do có chứa một số chất có tác dụng nhuận tràng. Kháng sinh gây tiêu chảy do hiện tượng loạn khuẩn ruột. Bệnh thường tự khỏi khi ngưng uống thuốc, nếu bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile cần phải dùng thuốc thích hợp để điều trị. Do một số bệnh lý trong cơ thể: các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng cấp, hội chứng ruột kích thích, bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, cường giáp… Một số nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến Biểu hiện nhận thấy rõ ràng nhất khi tiêu chảy cấp có thể kể đến: Số lần đi tiêu tăng lên trong ngày, có thể từ vài lần cho tới hàng chục lần. Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng. Phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae). Nếu tiêu chảy phân máu là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn với mức độ nặng, thường do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter… Phân máu thường kèm theo sốt có thể > 38,5 và kéo dài > 2 ngày. Thường là khởi đầu phân lỏng nước và nhanh chóng thành phân máu kèm hội chứng lỵ. Bên cạnh đó, một số triệu chứng cảnh báo tình trạng sức khoẻ bất thường mà người bệnh và người nhà cần hết sức lưu tâm. Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên y tế nếu có một trong những dấu hiệu sau: Mất nước Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu. Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy. Buồn nôn Tình trạng buồn nôn, nôn mửa có thể đi kèm với tiêu chảy, nhưng với tiêu chảy cấp thì có triệu chứng nôn nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy. Nếu tiêu chảy do nhiễm độc tố, vi khuẩn thường thì triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt. Trường hợp viêm dạ dày ruột do virus (Norwalk, Rota) biểu hiện thường là nôn. Buồn nôn kèm đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể có sốt nhẹ 37,5 độ, đôi khi có đi kèm đau đầu, đau mỏi cơ, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 24 – 48 giờ. 5 cách chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn tại nhà hiệu quả, nhanh chóng nhất Nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn rất đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn do vi khuẩn gây ra. Do đó, các cách chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn thường tập trung vào kiểm soát triệu chứng và đảm bảo sự ổn định cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy cấp chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng cách: Tránh để cho cơ thể bị thiếu nước trầm trọng nên cần cho bệnh nhân uống nhiều nước đun sôi, được chia thành nhiều lần hoặc uống oresol để cơ thể không còn tiêu chảy nữa. Cho người bệnh ăn nhẹ bằng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa Tránh dùng những thực phẩm có gia vị, trái cây, đồ uống có cồn, cà phê, sữa trong vòng 48 giờ sau khi hết tiêu chảy. Tránh dùng kẹo cao su chứa đường có chứa sorbitol, xylitol. Nếu bạn đang mang thai thì tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị tiêu chảy Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây chỉ có tác dụng chữa triệu chứng bù nước và điện giải, giảm sự co thắt ở ruột, chữa rối loạn tiết dịch do đó làm giảm tình trạng đau bụng và giảm số lần đi đại tiện. Uống nhiều nước và điện giải Bổ sung nước & chất điện giải Nước và chất điện giải (như natri, kali, canxi và magie) là những yếu tố cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Do đó, khi tiêu chảy cấp, cơ thể có thể rơi vào tình trạng lú lẫn, mệt mỏi, đau bụng dữ dội, khó điều chỉnh thân nhiệt, ảnh hưởng đến chức năng thận hoặc hôn mê. Vì vậy, cách trị bệnh tiêu chảy ở người lớn đầu tiên chính là bổ sung nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước súp,… Tránh thức uống chứa caffeine, soda, rượu, nước ép mận và đồ uống có đường. Với những trường hợp nặng, việc uống nước thôi là chưa đủ, bạn có thể xem xét sử dụng các sản phẩm bù dịch chứa chất điện giải hoặc những loại nước uống thể thao chuyên biệt. Những sản phẩm này thường chứa các chất khoáng và điện giải cần thiết, giúp khôi phục cân bằng nước và chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Trong đó, ORS là một lựa chọn phổ biến và được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong trường hợp trị tiêu chảy cấp người lớn. Nó chứa các chất điện giải như natri, kali và glucose, giúp tăng cường hấp thu nước và chất điện giải trong cơ thể. Ngoài ra, có một số sản phẩm trị tiêu chảy khác mà bạn có thể tùy chọn, đó là: Pedialyte, Gatorade, CeraLyte,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trị tiêu chảy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Bổ sung men vi sinh Có thể bạn đã biết, trong đường ruột của chúng ta có hàng tỷ vi khuẩn cư trú và tạo nên hệ vi sinh cân bằng. Vì vậy, khi hệ tiêu hóa bị thay đổi bởi kháng sinh hoặc sự tác động mạnh từ vi khuẩn, virus gây hại (đặc biệt là vi khuẩn tiêu chảy), cơ thể thường phản ứng bằng cách gây sốt và tiêu chảy ở người lớn. Trong trường hợp này, cách trị điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn thường thấy nhất chính là bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể thông qua những thực phẩm như: Sữa chua Kimchi Yến mạch Socola đen Trà thủy sâm (Kombucha) Men vi sinh dưới dạng gói hoặc thuốc viên (chứa nấm men Saccharomyces boulardii – chủng men vi sinh được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới, Hội Nhi khoa Việt Nam và nhiều tổ chức y khoa uy tín khác khuyến cáo sử dụng ở cả người lớn và trẻ em). Cách trị tả cảm ở người lớn bằng men vi sinh Thuốc làm giảm nhu động ruột Thuốc có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột khiến nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn từ đó tăng sự hấp thụ nước và điện giải từ đó làm tăng độ đặc của phân. Cần lưu ý, không dùng thuốc trong trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp tiêu chảy do chế độ ăn uống, dị ứng… Thuốc kháng tiết ở ruột non Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thụ nhanh qua ống tiêu hóa, thời gian tác dụng tầm 8 giờ. Nhưng đôi khi gây buồn ngủ và cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Các chất hấp thụ Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng. Lưu ý: Khi điều trị tiêu chảy có nhiều thuốc và có nhiều chú ý kèm theo. Người bệnh cần tới cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn, mất nước, mắt trũng, môi khô, nước tiểu ít, lú lẫn, lơ mơ… Cần tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh. Dưới đây là bảng tham khảo về liều lượng sử dụng thuốc nhằm điều trị tiêu chảy cho người lớn theo nguyên nhân, được Ths.Bs Nguyễn Bá Việt đề cập trong bài viết “TIÊU CHẢY CẤP Ở NGƯỜI LỚN” đăng tải trên website chính thức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (Tham khảo: http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-noi-tong-hop/tieu-chay-cap-o-nguoi-lon.768.html) Nguyên nhân Thuốc và liều lượng sử dụng Nhiễm Shigella nặng 3 ngày thuốc Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày Salmonella typhi 10 ngày thuốc Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày 14 ngày thuốc Amoxicillin 750mg – 4 viên/ngày 14 ngày thuốc Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày Salmonella 10 ngày thuốc Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày 14 ngày thuốc Amoxicillin 750mg – 4 viên/ngày 14 ngày thuốc Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày Campylobacter 5 ngày thuốc Erythromycin 250mg – 4 viên/ngày 5 ngày thuốc Clarithromycin 250mg – 4 viên/ngày Yersinia 1 ngày thuốc Doxycyclin 200mg, sau đó 4 ngày thuốc Doxycyclin 100mg/ngày 5 ngày thuốc Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày 5 ngày thuốc Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày Lỵ amip 3 ngày thuốc Tinidazol – 2g/ngày 5 ngày thuốc Metronidazol 750mg – 3 viên/ngày Vibrio cholerae 1 liều Ciprofloxacin 1g 1 liều Vibramycin 300mg Giardia 1 liều Tinidazol 2g Strongyloides stercoralis 3 ngày thuốc Albendazol 400mg – 1 viên/ngày 1 liều Ivermectin 150 – 200mcg/kg 2 ngày thuốc Tiabendazol 25mg/kg – 2 viên/ngày (tối đa 1500mg/liều) Giun kim 3 ngày thuốc Mebendazol 100mg – 2 viên/ngày Cryptorporidium 14 ngày thuốc Paromomycin 500 – 1000mg – 3 viên/ngày 3 ngày thuốc Azithromycin 500mg – 1 viên/ngày Cyclospora 14 ngày thuốc Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày Isospora belli 14 ngày thuốc Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày Clostridium difficile (viêm đại tràng giả màng ) 7-10 ngày thuốc Metronidazol 500mg – 3 viên/ngày 7-10 ngày thuốc Vancomycin 125mg – 4 viên/ngày Để biết chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy cấp của bản thân, bạn nên thăm khám tại cơ sở y khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất. Cải thiện chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ trực tiếp đến hiệu quả chữa bệnh tiêu chảy cấp tính ở người lớn. Theo đó, khi bị tiêu chảy cấp, nhiều bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nên nên áp dụng chế độ ăn BRAT kèm các thực phẩm ít chất xơ. Với chế độ ăn này, bạn sẽ chủ yếu ăn 4 món chính, bao gồm: táo, chuối, cơm và bánh mì nướng để giúp phân nhanh cứng lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêu thụ những thực phẩm sau với mức độ ít như: thịt gà, súp gà, cháo yến mạch, khoai tây hấp,… Khi bị bệnh nhân tiêu chảy ở người lớn, bạn nên xây dựng chế độ ăn BRAT Mặt khác, các thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ thường được khuyên nên hạn chế đối với người bị tiêu chảy. Hơn nữa, bạn cũng nên xem xét tạm ngưng hoặc hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ (cải bắp, súp lơ, đậu xanh, ngô, sữa, bông cải xanh, đậu,…) trong thời gian này, bởi chúng có thể gây đầy hơi và làm tăng triệu chứng sốt, nôn và tiêu chảy ở người lớn. Tuy nhiên, cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn. Nghỉ ngơi hợp lý Nghỉ ngơi cũng là cách điều trị tiêu chảy cấp người lớn hiệu quả và tiết kiệm nhất. Để giảm nhanh các dấu hiệu tiêu chảy, ngoài các giải pháp trên, bạn cũng cần có xây dựng một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học. Cụ thể, khi bị tiêu chảy cấp tính, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi vài ngày, tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức để cơ thể được thư giãn và phục hồi. ⚠️Lưu ý: Nếu tình trạng đau bụng kéo dài trên 7 ngày hoặc có xu hướng gia tăng, bạn có thể chườm một chiếc chăn hoặc 1 chai nước ấm để giảm bớt các cơn đau tạm thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn. Một số loại hoa quả giúp điều trị tiêu chảy Một số các loại quả sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp: Tiêu chảy ăn chuối được không? Trong chuối có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho dạ dày. Chuối có chữa tiêu chảy được không? Ăn ổi chữa đi ngoài ra nước hiệu quả Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm có công dụng tiêu thũng, giải độc. Các bộ phận của cây ổi được dùng để chữa tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương… Đặc biệt, lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn. Chữa tiêu chảy bằng quả ổi Táo Trong táo có chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Tác dụng của chất này được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Vỏ quả măng cụt Nghe hơi lạ nhưng trong vỏ quả măng cụt có chứa chất tanin, có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ. Dùng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ như sau: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén. Những trường hợp dưới đây cần gặp bác sĩ hoặc phải nhập viện ngay: Có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng (da khô, mắt lõm, khát nước liên tục…). Tiêu chảy trầm trọng (tiêu phân lỏng nước > 10 lần trong 24 giờ) Phân đen như bã cà phê hoặc lẫn máu Sốt cao Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tiêu chảy bằng cách thực hiện tốt nguyên tắc dưới đây: Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau vứt rác, thay bỉm cho trẻ em, sau khi chơi với vật nuôi. Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Rác thải phải được thu gom, xử lý đúng cách, không đổ rác bừa bãi. Không sử dụng phân tươi để bón cây trồng hay thải phân xuống nguồn nước. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế di chuyển tới vùng đang có dịch bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, thức ăn sống. Lựa chọn thực phẩm tại những cơ sở được cấp giấy phép, có kiểm chứng, xuất xứ rõ ràng Không sử dụng nước nhiễm khuẩn, không uống nước chưa đun sôi, rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng, nấu chín các thực phẩm trước khi dùng, vệ sinh dao thớt và các dụng cụ nấu nướng khi thái các thực phẩm sống… Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn. Khi bị tiêu chảy nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp tục đi đến cơ quan, trường học. Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhà để được xử lý kịp thời. Lưu ý khi chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn Sau khi đã hiểu rõ tại sao bị tiêu chảy, nguyên nhân và cách chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn, bạn nên tuân thủ một số điều sau nhằm phòng tránh biến chứng hoặc sự gia tăng triệu chứng. Rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh/vứt rác/thay bỉm/chơi với thú cưng. Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không sử dụng phân của người bệnh để bón cây trồng hay thải xuống nguồn nước. Ăn chín, uống sôi và tuyệt đối không nên ăn rau sống trong giai đoạn này. Bổ sung các sản phẩm lành tính chứa ImmuneGamma và 5-HTP như Tràng Phục Linh PLUS nhằm ổn định hệ thần kinh đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và phục hồi, tái tạo lại niêm mạc đại tràng bị tổn thương (nếu có). ImmuneGamma và 5-HTP là 2 hoạt chất rất tốt cho người đang bị tiêu chảy cấp tính do rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích Chỉ chọn mua sản phẩm điều trị tiêu chảy ở người lớn tại những cơ sở được cấp phép, có kiểm chứng, xuất xứ rõ ràng. Không nên tự ý sử dụng bất kể loại thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn nào mà không có chỉ định hay hướng dẫn từ chuyên gia y tế. Theo dõi sát sao tiến triển của triệu chứng và những thay đổi trong tình trạng sức khỏe. Nếu triệu chứng không giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp! Nếu bạn cần tư vấn thêm về giải pháp hay cách chữa bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn một cách an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ, hãy liên hệ ngay đến 1800. 1506 (miễn cước) để được các dược sĩ tư vấn chuyên sâu. Nguồn tham khảo: benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-noi-tong-hop/tieu-chay-cap-o-nguoi-lon.768.html hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/tieu-chay/5-cach-cam-tieu-chay-cap-o-nguoi-lon/ trangphuclinh.vn/trang-phuc-linh-plus/
Đau đại tràng co thắt ăn gì? 2 Loại thực phẩm vàng dành cho bạn
Đau đại tràng co thắt khiến người bệnh rất khổ sở, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh phương pháp điều trị, cần có một chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe đồng thời giảm các triệu chứng xuất hiện.
Viêm ruột thừa có tự khỏi không? Cách phòng tránh bênh tái phát
Viêm ruột thừa là tình trạng trạng viêm trong niêm mạc ruột thừa, thường dẫn đến đau bụng, chán ăn. Do sở hữu những triệu chứng không đặc hiệu nên bệnh thường bị nhiều người xem nhẹ, chủ quan và cho rằng có thể khỏi một cách tự nhiên
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và 5 điều cha mẹ cần cảnh giác
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hoạt động của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng; gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…