Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và 5 điều cha mẹ cần cảnh giác
Thẩm định bởi:
PGS.TS. BSCC.TTND. Nguyễn Duy Thắng
Chuyên khoa: Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hoạt động của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng; gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng khó lường ở trẻ.
Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột thường gây ra nhiều biến chứng nặng nề
Tổng quan về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là vấn đề sức khỏe phổ biến, thường được gây ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong đường ruột. Khi bị nhiễm khuẩn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ bị suy giảm đáng kể; từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính,…
Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, hôn mê và thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị, bù nước và điện giải kịp thời.
Vì thế, trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân gây bệnh đáng chú ý và tầm quan trọng của việc phòng tránh, đối phó với bệnh lý này một cách hiệu quả.
4 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bao gồm:
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột | Giải thích | |
Vi khuẩn | Rotavirus | Rotavirus là một loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở người, lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và thường được truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm (ví dụ: nước bẩn, thực phẩm không an toàn,….).
Rotavirus đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tháng tuổi. Bởi, khi đường ruột bị nhiễm trùng Rotavirus, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy nặng, từ đó dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng. |
Norovirus | Tương tự Rotavirus, Norovirus là một loại vi khuẩn thường lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc bề mặt bị nhiễm virus.
Norovirus có thể gây bệnh ở các nhóm trẻ trong những tụ điểm đông người như trường học, khu vui chơi,… và chỉ bùng phát bệnh từ 12 – 48 giờ sau khi tiếp xúc. |
|
Salmonella | Salmonella là vi khuẩn thường được tìm thấy trong các thực phẩm ôi thiu hoặc đã tiếp xúc với phân của động vật bị nhiễm khuẩn. Đường ruột trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella khi tiếp xúc với động vật nhiễm khuẩn, thực phẩm chưa chín hoặc thức ăn không được bảo quản đúng cách. | |
Môi trường sống không đảm bảo | Vi khuẩn có thể xuất hiện và lây nhiễm thông qua gối, chăn, màn, nguồn nước,… hoặc trong quá trình chăm sóc, tiếp xúc với bé, việc mẹ không vệ sinh cá nhân tốt cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho con. | |
Hệ tiêu hóa yếu | Dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt. Do vậy, vi khuẩn thường rất dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Đó cũng là lý do vì sao bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thường xảy ra ở trẻ em và trẻ sơ sinh. | |
Không đảm bảo dinh dưỡng | Khi không được đảm bảo dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch ở trẻ sẽ bị suy giảm đáng kể, từ đó dễ bị tấn công và phá hủy bởi vi khuẩn, virus gây bệnh. |
⚠️Lưu ý, trên đây là những nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể hình thành bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Vì thế, ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ bần cho con thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, đánh giá và lên bác đồ điều trị hợp lý nhất.
6 Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh có khá nhiều điểm tương đồng. Cụ thể, khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy kết hợp với đi ngoài phân lỏng màu xanh
- Buồn nôn, nôn sau ăn
- Mệt mỏi
- Sốt
- Ít thèm ăn và ăn ít hơn thường ngày
- Sưng, đau bụng
Những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em và trẻ sơ sinh
Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 1 đến 10 ngày, tùy thể trạng từng bé. Tuy nhiên, tình trạng sốt ở trẻ kéo dài và không giảm, mất nước, mất điện giải nghiêm trọng hoặc vùng kín có những triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm não, viêm ruột thừa, nhiễm trùng máu hoặc các bệnh lý truyền nhiễm khác.
Lúc này, cha mẹ không nên chủ quan và tự ý điều trị cho trẻ tại nhà. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và xử lý kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh; từ đó tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn bạo bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Để giúp cha mẹ chủ động hơn trong quá trình thăm khám cho bé, dưới đây là một số cách thường được áp dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em.
Cách điều trị & chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Quá trình điều trị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em và trẻ sơ sinh thường tập trung vào việc giảm triệu chứng, cân bằng điện giải và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể:
- Dùng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em như Antibiotics để giảm tần suất và mức độ bệnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc, gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định
- Duy trì cân bằng nước và điện giải: Khi bị sốt kéo dài dẫn đến mất nước, bác sĩ có thể chỉ định truyền nước, Oral Rehydration Solution hoặc các dung dịch giải nhiệt chứa đường, muối và khoáng chất cho trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ luôn đủ nước và điện giải trong suốt quá trình sốt, tiêu chảy,…
- Chế độ ăn uống: Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ nên tạm thời hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nặng, khó tiêu. Thay vào đó, hãy ưu tiên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như: trái cây chín, cháo hẹ, khoai tây nghiền, cơm, bánh mì,…
- Chế độ chăm sóc: Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh đều cần chăm sóc đặc biệt: hỗ trợ tâm lý, theo dõi sát sao triệu chứng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột cần có chế độ chăm sóc đặc biệt
Bật mí 3+ cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Để ngăn ngừa mắc bệnh hoặc phòng tránh nguy cơ tái phát nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:
- Tiêm chủng: Việc cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa Rotavirus, Hib, viêm gan A,… được xem là biện pháp hiệu quả, giúp trẻ ngăn ngừa tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Việc giáo dục cho trẻ về việc vệ sinh cơ thể và môi trường sống góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vì thế, cha mẹ cần dạy cho trẻ cách rửa tay đúng cách (sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống), duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh trẻ luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng tổng thể, chống chọi các bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ quá trình phát triển tự nhiên.
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Các sản phẩm lành tính có thể giúp niêm mạc đại tràng của trẻ được bảo vệ, giảm sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh và giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn đường ruột. Theo đó, một trong những nổi bật, được nhiều người tin dùng phải kể đến Tràng Phục Linh – giải pháp nâng cao sức đề kháng đường ruột từ nhiều thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Tràng Phục Linh – Giải pháp cải thiện sức đề kháng đường ruột thông qua các thành phần tự nhiên, lành tính
Tràng Phục Linh là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc Công ty Dược phẩm Thái Minh – công ty với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe, đã ra mắt rất nhiều sản phẩm được thị trường tín nhiệm. Sản phẩm được công bố có tác dụng giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tái tạo niêm mạc đại tràng, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe hệ tiêu hóa nhờ các thảo dược tự nhiên như: Bạch Truật, Bạch Phục Linh,…
Đồng thời, khi sử dụng Tràng Phục Linh, người bệnh cũng sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa,… Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm cũng như các phương pháp cải thiện, phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, hãy nhanh tay liên hệ đến 1800 1506 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí ngay hôm nay!
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Cảnh báo 10 triệu chứng đau bụng dữ dội nguy hiểm
- Chuyên gia chỉ cách "gỡ" Vòng Xoắn Bệnh Lý của Hội chứng Ruột kích thích
- Những lo lắng phổ biến khi điều trị Hội chứng Ruột kích thích
- Vì sao đi ngoài sau khi uống cà phê? Nguyên nhân và cách chữa
- Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và 5 điều cha mẹ cần cảnh giác