Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nhiều người mắc bệnh lo lắng liệu có thể điều trị dứt điểm hay không. Vậy thực tế IBS có thể chữa khỏi không?
Mục lục
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột già (đại tràng). Có thể hiểu như sau: các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy, song khi nội soi đại tràng không hề nhận thấy bất kỳ một tổn thương nào tại đây, niêm mạc ruột hoàn toàn trơn láng bình thường.
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính mà bạn cần phải kiểm soát dài hạn. Tuy nhiên, khác với viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không làm thay đổi mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là:
- IBS-D Nhóm hay bị tiêu chảy
- IBS-C Nhóm hay bị táo bón
- IBS-M Nhóm vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón
- IBS-U Không tiêu chảy hay không táo bón.
Cho đến nay, các nghiên cứu y khoa vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích. Song, có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến căn bệnh này, bao gồm:
- Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa
- Rối loạn nhu động ruột
- Sự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruột
- Ngoài ra những người hay lo nghĩ, thường bị stress, trầm cảm, mệt mỏi… dễ mắc bệnh hơn
- Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.
Dấu hiệu mắc hội chứng ruột kích thích
Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích là:
Đau bụng: Đau và khó chịu ở bụng, thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng, có thể sờ thấy cục cứng nổi lên tại vị trí đau. Độ dài của mỗi cơn đau là khác nhau, thường giảm đi sau khi đại tiện.
Đầy hơi, trướng bụng: Thường trầm trọng hơn sau khi ăn, chỉ khi trung tiện hoặc đại tiện xong mới thấy đỡ hơn.
Thay đổi tính chất phân:
- Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.
- Đôi khi phân trở nên nhỏ, đôi khi lại kèm nước, cũng có khi có chất nhầy.
- Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay, thường xuất hiện vào buổi sáng.
- Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện.
Ngoài ra, bệnh còn có xuất hiện các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hoá:
- Đau nhức đầu, chóng mặt
- Mệt mỏi, mất ngủ, tâm lý thay đổi (hay lo lắng, hồi hộp, cáu gắt)
- Rối loạn kinh nguyệt (ở nữ)
- Liệt dương (ở nam)
- Tiểu nhiều lần trong ngày, hay tiểu đêm
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Như ở trên có nhắc đến việc chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, vì vậy cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa triệt để hội chứng ruột kích thích. Người bệnh cần học cách “chung sống hòa bình” với căn bệnh này.
Việc điều trị chủ yếu tập trung vào mục đích kiểm soát triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống và duy trì lối sống khoa học để áp chế bệnh.
Sai lầm thường gặp khi chữa IBS
1. Chỉ tập trung vào triệu chứng mà không xử lý gốc rễ
Nhiều người chỉ dùng thuốc giảm co thắt, chống tiêu chảy, chống táo bón hoặc bổ sung men tiêu hóa khi có triệu chứng.
Tuy nhiên, cách này chỉ giải quyết tạm thời mà không khắc phục nguyên nhân sâu xa, khiến bệnh dễ tái phát. Lạm dụng thuốc còn ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa khi ăn uống không cẩn thận.
2. Căng thẳng, lo lắng khiến bệnh trầm trọng hơn
IBS có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh ruột – não. Căng thẳng kéo dài làm rối loạn nhu động ruột, gây đau bụng, đi ngoài liên tục. Vòng luẩn quẩn này khiến bệnh càng khó kiểm soát, làm giảm chất lượng cuộc sống.
3. Không kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học giúp tăng hiệu quả điều trị IBS lên đến 40%. Người bệnh nên:
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa.
- Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Tránh đồ ăn sống, cay, chua, dễ sinh hơi.
- Không kiêng khem quá mức để duy trì sức đề kháng.
4. Thiếu kiên trì trong điều trị
IBS là bệnh mạn tính, chưa có thuốc chữa dứt điểm. Nhiều người dừng điều trị khi thấy đỡ hơn, khiến bệnh dễ tái phát. Việc sử dụng thảo dược hỗ trợ có thể giúp kiểm soát triệu chứng an toàn, nhưng cần ít nhất 15 ngày đến 1 tháng để phát huy tác dụng và nên duy trì liệu trình 3-6 tháng để ổn định đường ruột.
Lời khuyên
1. Duy trì thực đơn lành mạnh
Nên ăn:
- Chất xơ hòa tan: giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm táo bón và tiêu chảy (cháo, yến mạch, khoai lang, cà rốt, chuối chín, đu đủ,…)
- Protein: thịt nạc (gà, cá, thịt lợn), trứng, đậu, sữa chua không đường,…
- Probiotic: giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột mạnh khỏe (sữa chua, rau củ muối sạch, hành tây,…)
- Uống đủ nước: khoảng 1.5 – 2 lít/ngày.
Không nên ăn:
- Đồ chiên rán, thức ăn nhanh
- Nội tạng động vật, mỡ động vật
- Đồ ăn gây khó tiêu: đậu đỗ, bắp cải, hành tỏi sống
- Nước ngọt có ga, rượu bia
- Đồ ăn chua cay, kích thích ruột
- Sữa và sản phẩm từ sữa nếu không dung nạp lactose
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
Nên duy trì:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ
- Nhai kỹ, nhai chậm, nuốt chậm
- Giảm căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái, tích cực
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ
- Bổ sung lợi khuẩn tự nhiên
Nên tránh:
- Ăn uống thất thường, bỏ bữa
- Ăn vội, nuốt vội
- Làm việc căng thẳng, áp lực kéo dài
- Thức khuya, ngủ thiếu giấc
- Lười vận động, ngồi lâu một chỗ
- Lạm dụng thuốc điều trị triệu chứng

3. Chế độ tập luyện khoa học
Thể dục thể thao đều đặn, đúng cách, đúng khoa học giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết, kích thích nhu động ruột và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp tập luyện thể dục thể thao được các bác sĩ khuyến khích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều hội chứng ruột kích thích.
Một số môn thể thao phù hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích như:
- Đi bộ
- Yoga
- Bơi lội
- Đạp xe
Những môn này nên tập luyện phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của từng người.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác như massage, châm cứu hoặc một số bài thuốc nam, thuốc đông y,…
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cho hội chứng ruột kích thích
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh.
Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.
Tràng Phục Linh PLUS giúp:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng quặn thắt.
- Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
✔ Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
✔ Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), giao tận nhà ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |