Đại tràng co thắt là bệnh đường ruột khá phổ biến, gây rất nhiều phiền toái với những triệu chứng dai dẳng như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Việc dùng thuốc tây điều trị nhiều khi gây những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh hướng dẫn bạn cách chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà hiệu quả bằng các mẹo dân gian đơn giản.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh đại tràng co thắt
Bệnh đại tràng co thắt, hay hội chứng ruột kích thích (IBS), là rối loạn chức năng đại tràng phổ biến, gây đau bụng dữ dội. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn tuổi và phụ nữ.
Dựa trên triệu chứng, bệnh được chia thành 3 loại:
- IBS-Tiêu chảy: Đau bụng kèm tiêu chảy.
- IBS-Táo bón: Đau bụng kèm táo bón.
- IBS-Hỗn hợp: Xen kẽ tiêu chảy và táo bón.
Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, các yếu tố sau được cho là có liên quan:
- Rối loạn nhu động ruột: Đường ruột nhạy cảm, tín hiệu não-ruột kém phối hợp gây đau, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Thực phẩm: Ăn đồ sống, thực phẩm nhiễm khuẩn (vi khuẩn lỵ, amip).
- Loạn khuẩn đường ruột: Dùng kháng sinh kéo dài gây mất cân bằng vi sinh.
- Thay đổi nội tiết: 70% bệnh nhân IBS là phụ nữ, liên quan đến nội tiết tố.
- Tâm lý: Stress, trầm cảm, rối loạn tinh thần kích thích ruột hoạt động bất thường.
Triệu chứng thường gặp:
- Đau bụng bất chợt, chướng bụng, đầy hơi.
- Tiêu chảy sau khi ăn đồ tanh, nhiều dầu mỡ.
- Đi ngoài buổi sáng, cảm giác đi chưa hết.
- Phân có thể lẫn nhầy.
Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt.
➤ Xem đầy đủ hơn: Hội chứng ruột kích thích – nguyên nhân, điều trị
Bài thuốc chữa bệnh đại tràng co thắt tại nhà
1. Cây lược vàng
Cây lược vàng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do và hỗ trợ ức chế tế bào ung thư. Ngoài ra, cây còn giúp giảm viêm loét dạ dày – tá tràng, phòng ngừa khối u và hỗ trợ điều trị đại tràng co thắt hiệu quả.
Cách làm:
- Ngâm rượu: Đập dập lá, thân cây, phơi 1 nắng, ngâm rượu 15 ngày. Uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn.
- Hãm nước sôi: Cắt nhỏ lá, thân cây, hãm với 1 lít nước sôi trong 12 tiếng, uống nhiều lần trong ngày.
- Nhai sống: Nhai lá tươi trước bữa ăn, mỗi ngày 3 lần.
2. Củ riềng
Tác dụng của củ riềng
- Theo Đông y riềng có công dụng chống nôn, làm ấm tì vị, tăng cường chức năng của tì thổ, giúp chữa bệnh viêm đại tràng co thắt, chữa đau bụng.
- Trong củ riềng có polysaccharide, chúng giúp kích thích hệ lưới nội mô và làm tăng số lượng tế bào lá lách và tế bào rỉ viêm phúc mạc vốn đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch.
Có nhiều bài thuốc chữa bệnh đại tràng từ riềng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Cách 1: Lấy 20g riềng tươi rửa sạch, thái lát và 20g lá lốt cho vào ấm, hãm nước sôi. Sau 20 phút thì rót lấy nước thuốc để uống dần trong ngày.
- Cách 2: Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút rồi chắt ra uống dần.
- Cách 3: Riềng tươi 20g, lá nhót 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Cách 4: Dùng 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp 6g gừng khô. Đem đun sôi kỹ lấy nước chia uống 2 lần trong ngày.
3. Nghệ và mật ong chữa đại tràng co thắt
Mật ong có tác dụng bổ tỳ vị, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường thể lực. Nghệ vàng giàu curcumin, giúp kháng viêm, làm lành vết loét và cải thiện chức năng tiêu hóa. Khi kết hợp với nhau, mật ong và nghệ trở thành bài thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày và đại tràng.
Cách sử dụng:
- Nghệ tươi: Giã 50g nghệ, vắt lấy nước, trộn với 3 thìa mật ong, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
- Bột nghệ: Trộn 2 thìa bột nghệ với 1-2 thìa mật ong, dùng hàng ngày.
4. Lá mơ lông
Lá mơ lông không chỉ là loại rau ăn kèm phổ biến mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu protein và cầm tiêu chảy hiệu quả. Từ lâu, dân gian đã sử dụng lá mơ lông như một vị thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng thể lỏng.
Cách sử dụng
- Rửa sạch lá mơ lông, thái nhỏ.
- Trộn với 1 quả trứng gà, hấp hoặc chưng cách thủy, ăn 2 lần/ngày.
Lưu ý: Không chiên qua dầu mỡ
5. Lá ổi
Lá ổi chứa nhiều flavonoid, được xem như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, giảm đau và cầm tiêu chảy hiệu quả. Do đó, bài thuốc từ lá ổi có thể giúp giảm triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
Cách sử dụng
- Cách 1: Sắc 50g búp lá ổi non với 2 bát nước, đun lửa nhỏ 15-20 phút. Uống từng chén nhỏ trong ngày.
- Cách 2: Sắc 20g búp ổi, 20g riềng tươi, 30g vỏ chuối xanh với 2 bát nước trong 10 phút. Dùng để ôn ấm tỳ vị, khắc phục tiêu chảy.
6. Lá nha đam
Theo y học cổ truyền, nha đam có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng. Nhờ đặc tính chống viêm, diệt khuẩn, nha đam còn được dùng để điều chế thuốc chữa dị ứng, bỏng, eczema và làm dịu viêm đại tràng.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 5 lá nha đam, 500ml mật ong.
- Rửa sạch nha đam, gọt bỏ vỏ, loại bỏ mủ.
- Xay nhuyễn phần gel, trộn với mật ong.
- Bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi lần lấy 30ml pha với nước ấm, uống 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng quá liều vì nha đam có tính mát, có thể gây tiêu chảy.
Nha đam có tính chống viêm mạnh và có tính diệt khuẩn cao, tốt cho bệnh viêm địa tràng co thắt
7. Quả sung
Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, giúp kiện tỳ, thanh tràng, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy nhờ hàm lượng chất xơ cao. Ngoài ra, sung còn giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột và hấp thu độc tố từ thức ăn, rất tốt cho người bị viêm đại tràng.
Cách làm:
- Chuẩn bị 2-3 quả sung.
- Rửa sạch sung, nướng đến khi hơi cháy.
- Hãm sung với nước sôi trong 20 phút.
- Dùng như trà, có thể thêm mật ong hoặc đường phèn.
Lưu ý: Uống mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
8. Lá vối
Chúng có khả năng tiêu diệt chủng vi khuẩn gây hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, loại lá này còn giúp hệ tiêu hóa tăng tiết dịch, chống tiêu chảy (nhờ kháng khuẩn), niêm mạc của đường ruột được đảm bảo chức năng bảo vệ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá vối tươi và 100g lá vối khô
- Đem 200g lá vối tươi hoặc 100g lá vối khô rửa sạch, riêng lá tươi thì cần vò nát.
- Sử dụng 2 lít nước cho đến khi sôi thì thả lá vào rồi tắt bếp sau 5 phút.
- Để nước nguội, uống thay nước hàng ngày.
9. Hoa chuối
Ngoài tác dụng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa, hoa chuối có khả năng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có tác dụng tốt trong các trường hợp như ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt hoa chuối rất giàu chất xơ, vì vậy còn có khả năng cải thiện nhu động ruột, cải thiện các bệnh lý về đại tràng, làm giảm táo bón và giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Hoa chuối 10g thái mỏng, rượu trắng 1 chén
- Bước 1: Cho hoa chuối cùng với nước sắc lên
- Bước 2: Lọc bỏ bã hoa chuối, lấy nước, để nguội hòa với 1 chén rượu trắng và uống.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Hoa chuối 10g thái nhỏ, 30g gạo trắng hoặc 1 quả tim lợn
- Đem hoa chuối nấu cháo cùng với 30g gạo hoặc nấu với một quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.
10. Củ sen
Hàm lượng chất xơ lớn trong củ sen có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này hoạt động trơn tru, làm ruột non co bóp dễ dàng và hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn. Nhờ vậy thức ăn dễ tiêu, dễ thẩm thấu, ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy. Củ sen cũng giúp dạ dày và đại tràng làm việc hiệu quả hơn, ngăn ngừa bệnh lý và các tổn thương liên quan đến đại tràng và đường ruột. Ngoài ra chúng còn cung cấp nguồn năng lượng sạch cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
- Chuẩn bị: 40g củ sen 40g, gạo tẻ cùng hạt đậu ván trắng, mỗi loại 60g.
- Củ sen rửa thật sạch rồi gọt vỏ và cắt miếng nhỏ. Gạo đãi sạch, đậu ván trắng rửa sạch
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi, nấu thành cháo
- Ăn cháo khi còn đói
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Nam chữa đại tràng co thắt
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Mặc dù các bài thuốc Nam thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên và khá an toàn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể, tránh tự ý sử dụng gây phản tác dụng hoặc tương tác thuốc nếu đang điều trị bệnh khác.
Kiên trì sử dụng trong thời gian phù hợp
Thuốc Nam thường phát huy tác dụng từ từ, không cho kết quả nhanh như thuốc Tây. Người dùng nên kiên trì sử dụng đúng liều lượng, đúng cách trong ít nhất vài tuần đến vài tháng để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Lựa chọn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc
Nên mua dược liệu từ các cơ sở uy tín, đảm bảo không bị nhiễm hóa chất, nấm mốc hoặc tạp chất. Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe thay vì mang lại tác dụng chữa bệnh.
Không dùng thay thế hoàn toàn thuốc điều trị nếu bệnh nặng
Với các trường hợp đại tràng co thắt nặng hoặc có biến chứng, các bài thuốc Nam chỉ nên được dùng hỗ trợ điều trị, không nên thay thế hoàn toàn phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Theo dõi phản ứng cơ thể trong quá trình dùng thuốc
Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như tiêu chảy nặng, đau bụng tăng, dị ứng, mẩn ngứa… cần ngưng sử dụng ngay và đi khám để có hướng xử lý kịp thời.
Tránh tự ý kết hợp nhiều bài thuốc
Việc kết hợp các bài thuốc khác nhau mà không có chỉ dẫn chuyên môn có thể gây tác dụng ngược hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.
Không lạm dụng thuốc Nam
Điều này có thể khiến người bệnh chủ quan với tình trạng bệnh lý thật sự, làm chậm trễ quá trình điều trị chính thống. Ngoài ra, hiệu quả khi sử dụng còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.
🔹🔹🔹Ưu đãi đặc biệt từ 10/6 đến 30/6, tích mới 8 điểm Tràng Phục Linh PLUS nhận ngay 1 hộp Đông Trùng Hạ Thảo 20 viên trị giá 600.000đ ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. Chi tiết ưu đãi liên hệ 1800 1506. |