Chướng bụng đầy hơi là những triệu chứng về đường tiêu hóa. Tuy không gây nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên và cách phòng tránh như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng bệnh gì?
Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng thường gặp khiến người bệnh cảm thấy ậm ạch, khó chịu, mất ngon khi ăn uống. Đây có thể chỉ là dấu hiệu tạm thời do chế độ ăn uống, nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa hoặc hệ sinh dục, tiết niệu. Dưới đây là bảng phân loại theo mức độ phổ biến và mức độ nguy hiểm:
I. Nhóm bệnh phổ biến – ít nguy hiểm nhưng gây khó chịu kéo dài
Bệnh lý | Mô tả chi tiết |
---|---|
Hội chứng ruột kích thích | Rối loạn chức năng đại tràng tái đi tái lại, không có tổn thương thực thể. Gây đầy bụng, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ. Hay gặp ở người trẻ, người căng thẳng thần kinh. |
Viêm đại tràng | Viêm lớp niêm mạc đại tràng do vi khuẩn, stress hoặc ăn uống kém vệ sinh. Gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. |
Viêm loét dạ dày – tá tràng | Tổn thương niêm mạc do vi khuẩn H.Pylori hoặc thuốc giảm đau kéo dài. Triệu chứng gồm đau âm ỉ vùng thượng vị, chướng bụng sau ăn, ợ hơi, buồn nôn. |
Không dung nạp lactose | Cơ thể thiếu men lactase để tiêu hóa đường sữa. Sau khi uống sữa hoặc ăn phô mai, người bệnh dễ bị đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn. |
Bệnh Celiac | Cơ thể dị ứng với gluten (trong lúa mì, lúa mạch). Gây tổn thương ruột non, làm đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng nếu không phát hiện sớm. |
II. Nhóm bệnh nguy hiểm – cần theo dõi và điều trị sớm
Bệnh lý | Dấu hiệu cảnh báo & mô tả |
---|---|
Ung thư đại – trực tràng | Đầy hơi kéo dài kèm theo táo bón, tiêu chảy xen kẽ, chảy máu khi đi tiêu, sụt cân, mệt mỏi. Dễ nhầm với bệnh tiêu hóa thông thường nên cần tầm soát sớm. |
Ung thư dạ dày | Cảm giác chướng bụng, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng thượng vị, buồn nôn, sụt cân. Bệnh thường phát hiện muộn nên tiên lượng kém. |
Ung thư buồng trứng | Đầy bụng, đau vùng chậu, cảm giác no nhanh dù ăn ít, kinh nguyệt không đều. Dễ bị bỏ sót ở giai đoạn đầu. |
Sỏi mật | Sỏi chặn ống mật gây đau quặn hạ sườn phải, đầy hơi sau ăn nhiều dầu mỡ, buồn nôn, vàng da, sốt. |
U xơ tử cung/U nang buồng trứng | Khối u phát triển trong hoặc quanh tử cung gây đầy bụng, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ. Khi u lớn có thể gây biến chứng. |
Bệnh Crohn | Viêm ruột mãn tính, gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài, chướng bụng, mệt mỏi, sút cân. Bệnh diễn biến mạn tính, cần điều trị lâu dài. |
Tiểu đường | Đường huyết cao ảnh hưởng nhu động tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. |
Xử trí khi chướng bụng, đầy hơi
Khi đang bị chướng bụng, đầy hơi, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để giảm nhanh triệu chứng:
- Uống nước ấm: Một ly nước ấm giúp làm dịu hệ tiêu hóa và hỗ trợ tống khí thừa ra ngoài.
- Uống trà gừng, trà bạc hà hoặc nước chanh ấm: Các loại thức uống này có tác dụng làm giảm co thắt và thúc đẩy tiêu hóa.
- Xoa bóp vùng bụng: Dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong vài phút giúp đẩy hơi ra ngoài dễ dàng hơn.
- Vận động nhẹ: Đi lại chậm rãi hoặc tập vài động tác yoga đơn giản như tư thế gập người (child’s pose), giúp kích thích nhu động ruột
- Tránh nằm ngay sau khi ăn: Nếu vừa ăn xong, nên ngồi thẳng hoặc đi lại nhẹ thay vì nằm xuống.
- Thở sâu và thư giãn: Căng thẳng làm tình trạng đầy bụng nặng hơn, vì vậy hãy hít sâu, thở chậm để cơ thể thư giãn.
- Nếu cần, có thể dùng men tiêu hóa hoặc thuốc giảm đầy hơi theo chỉ dẫn của dược sĩ/bác sĩ.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng không cải thiện hoặc kèm theo đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy… thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Mẹo chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà hiệu quả
Biện pháp phòng tránh đầy hơi chướng bụng
1. Tránh đồ uống có ga
Đồ uống có ga khiến lượng khí trong dạ dày tăng lên, dẫn đến cảm giác căng tức, khó chịu. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc, trà gừng nóng hoặc mát. Gừng có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa và giảm chướng bụng hiệu quả.
2. Hạn chế thực phẩm nhiều muối và natri
Ăn mặn hoặc dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn (như bánh mì, nước tương, xúc xích…) làm cơ thể giữ nước, gây chướng bụng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ, xoài, bơ… vì kali giúp loại bỏ lượng natri dư thừa và làm giảm tình trạng tích nước trong bụng.
3. Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi
Chất xơ trong rau quả hỗ trợ tiêu hóa và ngăn táo bón – nguyên nhân gây đầy hơi. Nên chọn các loại rau củ dễ tiêu như cà rốt, súp lơ, bí đỏ, ớt chuông và trái cây như dưa hấu, nho, dâu tây. Tuy nhiên, nên ăn lượng vừa phải và phù hợp với thể trạng.
4. Hạn chế rượu bia
Rượu bia làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dễ gây cảm giác trướng bụng. Nếu đã uống, bạn có thể uống thêm một cốc nước lọc với vài lát chanh để hỗ trợ giải rượu và giảm chướng bụng.
5. Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa
Bỏ bữa hoặc để bụng đói quá lâu khiến dạ dày tiết nhiều axit, gây đầy hơi. Ngoài ra, các thói quen như ăn quá nhanh, nhai kẹo cao su, dùng ống hút cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí, làm bụng dễ phồng lên.
6. Ăn chậm, nhai kỹ
Khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền nhỏ sẽ dễ tiêu hóa hơn, giảm lượng khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa. Đây là một mẹo đơn giản nhưng rất hiệu quả để tránh đầy bụng sau ăn.
7. Tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa (nếu cơ thể không dung nạp lactose)
Một số người có cơ địa không tiêu hóa được lactose trong sữa, dễ bị đầy bụng, tiêu chảy. Nếu bạn thuộc nhóm này, nên hạn chế sữa, phô mai, bơ… và có thể thay bằng sữa hạt hoặc sữa không chứa lactose.
8. Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày
Vận động như đi bộ, yoga, bơi lội… giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ đẩy khí thừa ra ngoài, giảm cảm giác căng tức bụng. Ngoài ra còn tăng cường sức khỏe tổng thể.
9. Giảm căng thẳng, duy trì tâm lý thoải mái
Stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn nhu động ruột. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập thiền, hít thở sâu hoặc yoga để tinh thần thoải mái hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.
Giải pháp thoát đầy bụng chướng hơi do bệnh đại tràng
Với hiện tượng trướng bụng, đầy hơi kéo dài, kèm theo các triệu chứng như đau bụng đi ngoài, phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), đi ngoài cảm giác chưa hết phân, muốn đi tiếp hoặc hay bị sôi bụng, và thỉnh thoảng có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng… thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về bệnh đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích).
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng tới 15-20% dân số và càng để lâu bệnh ngày càng nặng. Hiện nay việc điều trị đại tràng co thắt rất phức tạp bởi phải kết hợp cả giảm co thắt đại tràng, cả thuốc ổn định hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng và thậm chí là thuốc an thần (vì bệnh còn liên quan nhiều đến yếu tố thần kinh). Điều này khiến người bệnh phải uống nhiều thuốc một lúc. Hơn nữa, vì ở Việt Nam, bệnh nhân không chú trọng giải quyết ngay khi mới mắc (thường ở tuổi 25-30) mà đến khi bệnh đã nặng (ở tuổi 50-59) thì lại càng khó giải quyết được dứt điểm. Vậy nên rất nhiều bệnh nhân và các bác sĩ đang hướng sang dùng giải pháp từ cây thuốc nam như Hoàng bá, Bạch truật, 5-HTP… có trong Tràng Phục Linh PLUS – giúp giảm ổn định thần kinh đại tràng, giảm nhanh các tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Tràng Phục Linh PLUS cũng đã được nghiên cứu chứng minh tại Đại học Y Hà Nội và được đăng tải lên thư viên Y học danh giá nhất thế giới Pudmed về công dụng đối với bệnh đại tràng co thắt. Cụ thể:
Tràng Phục Linh PLUS chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… giúp:
- Giảm nhanh đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá: Giảm đầy bụng trướng hơi là tác dụng rõ rệt nhất mà người bị bệnh đại tràng co thắt cảm nhận được khi sử dụng chế phẩm chiết xuất từ Bạch phục linh như Tràng Phục Linh PLUS. Cảm giác tức bụng, cứng bụng, trướng và đầy hơi trong bụng có thể giảm đi rõ rệt từ những lần đầu sử dụng.
- Giảm nhanh đau bụng, đi ngoài hoặc táo bón : Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy, Bạch Phục Linh, Bạch truật có trong Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm đau quặn. Khi bị táo bón thì Bạch truật lại có tác dụng nhuận tràng rất hiệu quả. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của Bạch truật có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các triệu chứng điển hình như đi ngoài hoặc táo bón của hội chứng ruột kích thích.
- Giảm co thắt đại tràng: Lo lắng căng thẳng kéo dài là tác nhân gây rối loạn hoạt động ruột làm tăng nặng các triệu chứng đau, đầy trướng, rối loạn đại tiện. 5-HTP có trong Tràng Phục Linh PLUS khi vào cơ thể được tạo thành serotonin nên có tác dụng giảm đau, giảm trướng bụng, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân. Chỉ với liều dưới 50mg/ngày, 5-HTP có tác dụng vừa đủ mà lại hầu như không gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích.
– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |
ba em nam nay 55 tuoi, may ngay nay moi lan ba em an com xong thi cam thay bi truongbung va tuc tuc. ba em co mac benh viem gan b nen em lo no ve gan, va dao nay rang cua ba em no bi lung lay sap rung nhung van chua nho nen ba em noi an khong the nhai ky duoc. thua bac i co the cho em biet ba em bi gi khong?
Chào bạn!
Gan được xếp vào hệ tiêu hóa, Viêm gan B có thể gây nên một số vấn đề về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bạn nên thu xếp thời gian đưa bác đi tái khám định kì về bệnh gan, đồng thời chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong năm mới.
cho cháu hỏi là mấy hôm nay cháu cảm giác như nghẹn ở cổ họng…hơi tức ngực…bụng cháu cảm thấy hơi tức
dạ thưa bác sĩ có phải cháu bị đầu hơi k ạ…mà muốn dứt tình trạng này thì làm như thế nào ah
Chào bạn Ngoc Chung!
Những triệu chứng của bạn cũng thường gặp do chướng bụng đầy hơi gây ra, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa như bệnh dạ dày, đại tràng,…Trước tiên bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế những thực phẩm sinh hơi nhiều như rau cải, bắp cải, súp lơ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều tinh bột, nước ngọt có gas, bánh kẹo và hoa quả quá ngọt,…Nên ăn chậm, nhai kĩ bạn nhé. Sau đó bạn có thể gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800 1506 trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
cháu hay bị đầy hơi, ợ nhiều lần trong ngày, đi khám bs bảo cháu bị viêm dạ dày và trào ngược nhưng uống thuốc không đỡ ợ. Cháu ăn rau nhiều nhưng thường xuyên bị táo bón. cháu bị như thế hơn 1 năm rùi, uống thuốc thấy đỡ rùi bị lại. Bs cho cháu lời khuyên ạ
Chào bạn Hương!
Đối với bệnh viêm dạ dày và trào ngược thì cần kiên trì điều trị cho dứt điểm thì bệnh mới có thể khỏi hẳn được. Tuy nhiên, có thể bạn còn bị bệnh đại tràng nữa. Bạn nên thu xếp thời gian đi khám ở những cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chúc bạn mau lành bệnh.
chào bs, cháu ăn uống bình thường. Cháu hay ợ hơi ( không ợ chua nhé). Ngoài ra cháu không bị triệu chứng gì nữa. Như vậy là cháu bị gì vậy ạ, làm thế nào để trị , Cháu cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Lan!
Nếu chỉ có triệu chứng ợ hơi thì đây chỉ là chứng bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa, không gây nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người bệnh. Để giảm đầy hơi, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống một chút nhé. Hạn chế nhưng thực phẩm sinh hơi như rau cải, súp lơ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều tinh bột, nước ngọt có gas,…Nên ăn chậm, nhai kĩ, xoa bụng thường xuyên.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
Chào bác sĩ, cháu rất hay bị đầy bụng sau bữa ăn, cảm giác rất khó chịu. Cháu thấy khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi rất nhiều mà k hết. Cháu cũng bị đau dạ dày hồi bé, nhưng cháu khỏi lâu rồi ạ, liệu cháu có bị đau dạ dày lại k. Bs cho cháu lời khuyên đi ạ.
Chào bạn Hùng!
Các triệu chứng của bạn thường gặp trong các bệnh đường tiêu hóa như bệnh dạ dày, tá tràng, bệnh đại tràng,…Để chẩn đoán chính xác bệnh dạ dày của bạn có bị tái phát không hay là bị một bệnh khác thì cần được thăm khám trực tiếp và làm một số cận lâm sàng cần thiết( nội soi, chụp X- quang, xét nghiệm phân,…).
Chúc bạn mau lành bệnh.