Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, bất kỳ triệu chứng bất thường nào cũng khiến mẹ bầu lo lắng, đặc biệt là khi xuất hiện dấu hiệu viêm đại tràng. Vậy viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Và phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng nên uống thuốc gì để an toàn cho mẹ và bé? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và yên tâm hơn trong quá trình mang thai.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc đại tràng (ruột già). Khi bị bệnh, đường ruột của người bệnh hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị táo bón kéo dài.
Đối với mẹ bầu, các triệu chứng khi bị viêm đại tràng thường bị nhầm lẫn với những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, các mẹ có thể nhận biết viêm đại tràng qua một số dấu hiệu sau:
- Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, cơn đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi đại tiện trên 2 lần/ngày, khi đi xong cảm giác bớt đau hơn nhưng luôn có cảm giác mót rặn.
- Đầy bụng, trướng hơi: Bụng thường xuyên có biểu hiện căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi
- Khuôn phân thay đổi: Phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lỏng. Nếu bị viêm nặng sẽ có lẫn máu hoặc dịch nhầy.
- Nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu.
- Chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh.
Viêm đại tràng khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Dưới đây là những nguy cơ tiềm ẩn mà mẹ bầu cần biết:
Suy giảm dinh dưỡng – thai nhi phát triển chậm
Khi đại tràng bị viêm, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể sẽ bị giảm đi rõ rệt. Mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ nhưng vẫn mệt mỏi, giảm cân do không hấp thụ được chất. Điều này khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất cần thiết, dễ bị chậm phát triển hoặc thiếu cân.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải
Viêm đại tràng thường khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi tiêu chảy nặng, cơ thể mất nước nhanh, kèm theo tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí tụt huyết áp. Mất nước và điện giải nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến tuần hoàn máu nuôi thai.
Tăng nguy cơ co bóp tử cung sớm
Đau bụng từng cơn, rối loạn nhu động ruột do viêm đại tràng có thể kích thích co bóp tử cung, đặc biệt ở 3 tháng cuối. Điều này làm tăng nguy cơ dọa sinh non hoặc động thai, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Khó khăn khi điều trị do hạn chế dùng thuốc
Khác với người bình thường, phụ nữ mang thai không thể tùy tiện dùng thuốc – kể cả thuốc tiêu hóa. Vì vậy, việc điều trị viêm đại tràng trở nên phức tạp hơn và dễ kéo dài, nếu để bệnh nặng mới chữa thì sẽ rất rủi ro.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng
Phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng có nên uống thuốc không?
Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, thì việc uống thuốc là cần thiết và nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm, nguyên nhân gây bệnh, và thời điểm thai kỳ. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ lựa chọn cho mẹ bầu – với liều dùng được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn:
1. Men vi sinh (Probiotics)
- Tác dụng: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy hoặc táo bón, giảm đầy hơi.
- Cách dùng:
- Dùng sau ăn, 1–2 lần/ngày
- Có thể dùng dạng nhỏ giọt hoặc gói bột pha nước (tùy loại)
- Có thể sử dụng trong suốt thai kỳ
2. Chất xơ hòa tan (Prebiotic) – Hỗ trợ làm mềm phân, giảm táo bón
- Tác dụng: Giúp hấp thu nước, làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột
- Tên phổ biến: Normacol, Fybogel, Inulin, Psyllium husk
- Cách dùng:
- Uống sau bữa ăn, pha với nhiều nước (200–250ml)
- 1–2 gói/ngày tùy theo tình trạng tiêu hóa
3. Thuốc kháng sinh (Chỉ dùng khi viêm do vi khuẩn, có chỉ định bác sĩ)
- Tác dụng: Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm
- Loại có thể dùng trong thai kỳ (nếu thật sự cần thiết): Amoxicillin, Metronidazole
- Cách dùng:
- Uống đúng liều bác sĩ kê, đúng thời gian
- Không tự ý ngừng thuốc dù triệu chứng thuyên giảm
4. Thuốc điều trị viêm ruột đặc hiệu (trong trường hợp nặng – bác sĩ theo dõi chặt chẽ)
- Mesalazine (Salofalk, Pentasa):
- Dùng cho trường hợp viêm loét đại tràng nặng, có thể được cân nhắc nếu lợi ích vượt trội rủi ro
- Cần được giám sát chặt chẽ khi sử dụng
- Prednisolone (thuốc corticoid):
- Dành cho đợt viêm cấp nặng
- Chỉ dùng trong thời gian ngắn, với liều thấp
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc uống theo đơn cũ
- Luôn thông báo với bác sĩ sản khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào
- Không dùng thuốc Đông y, thuốc Nam, mẹo dân gian khi chưa có sự tư vấn từ chuyên môn
- Luôn uống nhiều nước (trừ khi có chỉ định hạn chế dịch) để giúp ruột hoạt động hiệu quả hơn
- Kết hợp ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị
Lời khuyên cho chị em mang thai bị viêm đại tràng
Cải thiện chế độ ăn uống
- Ăn đủ bữa, đúng giờ. Nếu bị ốm nghén, nôn ói nhiều thì cũng cố gắng chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên nhịn ăn.
- Giảm chất béo, bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại thịt nạc, cá nạc.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và khắc phục triệu chứng táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột.
- Uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng mất nước và hạn chế táo bón.
- Nếu bà mẹ mang thai hay bị đầy bụng tiêu chảy sau khi uống sữa bầu, thì nên thay thế bằng các loại sữa tách béo, sữa không lactose hoặc sữa chua.
- Không nên ăn rau sống, thức ăn tanh, lạnh, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ bởi chúng dễ gây tiêu chảy.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, dưa muối hay các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas,…
- Thức ăn nên được chế biến dưới dạng hấp luộc giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Thường xuyên rèn luyện cơ thể
Phụ nữ mang thai nên tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường nhu động ruột với các môn thể thao như đi bộ, bơi, yoga, pilates… Khi tập luyện, hệ tiêu hóa được vận động nên sẽ tăng cường nhu động ruột, đồng thời tậm trạng vui vẻ, thoải mái hơn, có tác động rất tích cực đến bệnh lý viêm đại tràng.
☛ Tham khảo thêm: Tổng Hợp Các Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Đại Tràng Hiệu Quả
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp |