Viêm đại tràng bị chảy máu là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
Mục lục
Viêm đại tràng bị chảy máu là gì?
Viêm đại tràng bị chảy máu là tình trạng lớp niêm mạc trong đại tràng (ruột già) bị viêm, sưng tấy, loét và gây xuất huyết. Máu có thể xuất hiện trong phân (dễ thấy hoặc tiềm ẩn), gây cảm giác đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, kèm chất nhầy và máu tươi.
Nguyên nhân viêm đại tràng bị chảy máu
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến viêm đại tràng dẫn đến chảy máu:
2.1. Viêm loét đại tràng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bị viêm loét, lớp niêm mạc đại tràng bị loét rộng, mỏng yếu và khi cọ xát lại với nhau càng dễ bị rỉ máu. Trường hợp lớp niêm mạc bị tổn thương sâu, máu có thể theo phân ra ngoài như máu tươi hoặc máu nhầy.
2.2. Bệnh Crohn
Khác với viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng niêm mạc, Crohn có thể gây tổn thương toàn bộ thành ruột, từ thực quản đến hậu môn, thường gặp ở đoạn hồi tràng và đại tràng phải.
Nếu bệnh Crohn kéo dài và lan rộng, có thể hình thành ổ áp-xe, rò ruột hoặc loét xuyên thành, gây ra chảy máu rỉ rả hoặc ồ ạt, kèm dịch mủ và tiêu chảy kéo dài.
2.3. Nhiễm trùng đường ruột
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (như E. coli, Salmonella, Shigella…) là nguyên nhân phổ biến gây viêm ruột cấp. Khi những loại vi khuẩn, virus này sinh độc tố sẽ phá hủy lớp niêm mạc đại tràng và gây viêm cấp tính, phù nề, chảy máu, loét nông. Nhiều trường hợp, phân đi kèm có mủ, máu và dịch nhầy.
2.4. Polyp đại tràng
Polyp là các khối u nhỏ lành tính mọc từ niêm mạc đại tràng. Một số loại polyp (như polyp tuyến) có thể tiến triển thành ung thư nếu không được cắt bỏ. Polyp khi to lên hoặc bị kích thích do phân di chuyển qua có thể bị vỡ, loét bề mặt và gây rỉ máu. Máu thường đỏ tươi do xuất phát từ đoạn cuối đại tràng.
2.5. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nặng nề nhất, thường phát triển âm thầm từ polyp không phát hiện. Khối u xâm lấn sâu gây loét, viêm và hoại tử.
Các tế bào ung thư phá hủy các mạch máu dưới niêm mạc ruột, làm xuất huyết mạn tính hoặc cấp tính. Dấu hiệu điển hình là phân sẫm màu, máu lẫn nhầy, sụt cân không rõ lý do, và thiếu máu.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc điều trị kháng sinh kéo dài làm tổn thương niêm mạc ruột, giảm tiết nhầy bảo vệ và gây viêm, loét chảy máu.
Viêm đại tràng chảy máu có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng chảy máu không chỉ là đi ngoài ra máu, mà còn là dấu hiệu cảnh báo đại tràng – tức là phần ruột già đang bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy kiệt sức khỏe, nhiễm trùng hoặc thậm chí là ung thư đại tràng.
Cơ thể bị mất máu gây mệt mỏi và kiệt sức
Khi cơ thể đi ngoài bị ra máu nhiều trong ngày, lúc đầu có thể bạn không nhận ra nhưng theo thời gian lượng máu mất đi sẽ tích tụ lại đủ khiến cơ thể bị thiếu máu.
Người thiếu máu do chảy máu đại tràng thường có các biểu hiện như:
- Cảm thấy mệt mỏi dù không làm gì nặng
- Hay chóng mặt, hoa mắt
- Da nhợt nhạt, xanh xao
- Hơi thở ngắn, tim đập nhanh
Nếu không bổ sung máu kịp thời hoặc điều trị nguyên nhân gốc rễ, cơ thể sẽ dần kiệt sức, mất khả năng lao động và sinh hoạt.
Nguy cơ bị “thủng ruột”
Đại tràng bị viêm lâu ngày, chảy máu kéo dài, các vết loét sâu có thể khiến thành ruột trở nên yếu và mỏng. Khi đó, chỉ cần một tác động nhỏ như ăn đồ cứng, rặn mạnh khi đi vệ sinh, ruột có thể bị thủng.
Khi ruột thủng, vi khuẩn và phân sẽ tràn ra ổ bụng, gây viêm nhiễm nặng dẫn đến viêm phúc mạc. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được mổ cấp cứu ngay lập tức, có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng
Khi lớp niêm mạc ruột bị tổn thương, đại tràng không còn khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng như bình thường. Dù người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ, cơ thể vẫn không hấp thu được chất sắt, vitamin, chất đạm…
Hậu quả là:
- Sụt cân nhanh
- Tóc rụng, da khô, dễ nổi mụn
- Hay bị chuột rút, đau mỏi cơ thể
- Tâm trạng cáu gắt, thiếu tập trung
Đây là lý do nhiều người bị viêm đại tràng mạn tính dù ăn tốt nhưng vẫn gầy yếu và hay bị ốm vặt.
Bị ung thư đại tràng
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị viêm đại tràng kéo dài nhiều năm, đặc biệt là dạng có chảy máu liên tục, nguy cơ bị ung thư đại tràng sẽ cao hơn người bình thường từ 5 đến 10 lần.
Ung thư đại tràng thường phát triển âm thầm, ban đầu chỉ là các triệu chứng giống viêm nhẹ như:
- Tiêu chảy, phân lúc lỏng lúc táo
- Máu lẫn trong phân
- Đau âm ỉ bụng dưới
Tuy nhiên, nhiều người bệnh khi phát hiện ra thì thường đã ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu chảy máu nào ở ruột, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Dễ nhiễm trùng máu, suy đa cơ quan nếu viêm nặng
Nếu chảy máu kèm viêm loét nặng, ruột có thể bị rò rỉ khiến vi khuẩn từ phân đi vào máu. Khi đó bạn có thể bị nhiễm trùng máu, sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp tụt. Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần nhập viện gấp.
Nếu để lâu, vi khuẩn có thể tấn công tim, gan, phổi, thận… và gây suy đa cơ quan. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không cấp cứu kịp thời.
Ảnh hưởng tinh thần và chất lượng sống mỗi ngày
Người bị viêm đại tràng chảy máu sẽ có chế độ ăn uống chuẩn khoa học và khắt khe hơn. Chính điều này sẽ khiến người bệnh dễ bị stress do:
- Lo lắng mỗi khi ăn gì đó lỡ gây đau bụng
- Ngại ra ngoài vì tiêu chảy bất chợt
- Luôn mệt mỏi, mất ngủ vì đau bụng về đêm
- Giảm khả năng làm việc, mất hứng thú trong sinh hoạt
Cách điều trị viêm đại tràng bị chảy máu
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nguy hiểm của người bệnh, dưới đây là một số cách điều trị được các bác sĩ khuyên áp dụng:
Chẩn đoán đúng nguyên nhân
Người bệnh không nên tự ý đoán bệnh hay mua thuốc về dùng, nên việc đầu tiên là bạn nên đến các bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và một số xét nghiệm liên quan như:
- Nội soi đại tràng: Giúp bác sĩ nhìn rõ bên trong ruột già, phát hiện tổn thương, viêm loét, polyp hoặc khối u.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay đang bị viêm nhiễm trong cơ thể không.
- Xét nghiệm phân: Xác định xem có vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây bệnh không.
- Sinh thiết (nếu cần): Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ đại tràng để kiểm tra kỹ hơn, thường dùng khi nghi ngờ có ung thư.
Điều trị bằng thuốc
Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc giảm viêm ruột: Giúp làm dịu vùng viêm, giảm sưng tấy, giảm đau và ngăn không cho tổn thương lan rộng.
- Thuốc chống co thắt: Làm dịu các cơn đau quặn bụng, đặc biệt khi bạn hay bị tiêu chảy đau bụng nhiều lần trong ngày.
- Thuốc kháng sinh: Dành cho trường hợp viêm đại tràng do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Thuốc chứa corticoid: Áp dụng nếu bạn bị viêm loét nặng. Có thể dùng dạng uống hoặc thuốc đặt qua hậu môn.
- Thuốc bổ sung sắt: Nếu bạn bị mất máu dẫn đến thiếu máu, bác sĩ sẽ cho bổ sung thêm sắt để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc theo lời khuyên trên mạng, vì mỗi người bệnh có cơ địa và nguyên nhân khác nhau.
Điều trị bổ sung
Ngoài dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ để giúp đại tràng phục hồi tốt hơn như:
- Men vi sinh: Giúp cân bằng hệ khuẩn ruột, phục hồi niêm mạc
- Chế độ ăn phù hợp: Ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm sống, cay nóng, dầu mỡ
- Uống đủ nước: Giúp đào thải độc tố và giảm áp lực lên niêm mạc ruột
Điều trị phẫu thuật (trong trường hợp nặng)
Trong một số trường hợp nặng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi:
- Viêm loét sâu có nguy cơ làm thủng ruột
- Chảy máu nặng không cầm được bằng thuốc
- Có polyp lớn hoặc nghi ngờ ung thư
Biện pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ phần ruột bị tổn thương nặng để ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc tại nhà
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sống, chưa được tiệt trùng
- Nên ăn nhạt, nhiều chất xơ dễ tiêu, tránh sữa động vật nếu không dung nạp
- Kiêng bia rượu, cà phê, thuốc lá
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng với người có tiền sử bệnh
Kết luận
Điều trị viêm đại tràng chảy máu đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp lối sống lành mạnh. Bệnh nếu càng phát hiện sớm, điều trị càng nhẹ nhàng, ít tốn kém và khả năng khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn.
Hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, tiêu chảy kéo dài, phân có máu… hãy đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra ngay.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp |