Viêm đại tràng

Cảnh báo 10 triệu chứng đau bụng dữ dội nguy hiểm

Đau bụng dữ dội là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó không chỉ cảnh báo bệnh tiềm ẩn mà nó còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy những cơn đau bụng đó là cảnh báo của bệnh gì? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Tràng Phục Linh.  10 triệu chứng đau bụng dữ dội cảnh báo nguy hiểm đừng chủ quan  Đau bụng dữ dội là bệnh gì?  Hiện tượng bị đau bụng dữ dội có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và vị trí đau. Đa số những cơn đau bụng thường bắt nguồn từ các bệnh về dạ dày, thực quản, tiêu hóa, ruột non, ruột già…. Đau bụng tại thượng vị có thể do giun làm tổn thương hoặc mắc các bệnh như viêm thực quản, bệnh về gan mật…. Đau bụng dữ dội nhưng không thuyên giảm là cảnh bảo nguy hiểm của sỏi mật, ung thư mật, ung thư gan, xơ gan, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp tính….  Đau bụng dữ dội cũng có thể do cơ thể bị mất cân bằng tiêu hóa điển hình như vận động mạnh sau khi đã ăn no, tắc nghẹn thức ăn. Với nữ giới đau bụng dưới thường gặp bệnh liên quan tới tử cung, buồng trứng.   Tổng hợp 10 cơn đau bụng dữ dội không nên xem nhẹ Đau bụng lạnh người  Đau bụng dữ dội đến mức lạnh người là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau mà người bệnh không nên xem thường.  Với tình trạng đau bụng lạnh người đặc biệt là ở phần xương chậu hoặc phần bụng dưới thì đây là cảnh báo của bệnh viêm ruột thừa. Đối với nữ giới có thể là bệnh liên quan tới phụ khoa như thủng ruột, tắc ruột, viêm đại tràng do cấp amip, nang buồng trứng bị xoắn….  Những cơn đau bụng run rẩy, ớn lạnh kèm theo những cơn sốt thường là do cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm virus gây viêm, kích ứng và sưng đường tiết niệu.  Thêm vào đó đau bụng lạnh người cũng xuất phát từ nguyên nhân nhiễm độc chì, thiếu canxi, dị ứng hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn khác.  Bị đau bụng dữ dội từng cơn  Đau bụng là triệu chứng bình thường nhưng nếu bị đau bụng dữ dội kéo dài thành từng cơn trong nhiều ngày liên tiếp không nên lơ là bởi đó là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh sau:  Rối loạn vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa: Cơ thể bị áp lực do sự co thắt bất thường của các cơ trong hệ tiêu hóa kèm theo hiện tượng đau bụng từng cơn, đau bụng quặn thắt cùng với đại tiện thay đổi. Cộng với đó là biểu hiện chứng hơi, buồn nôn, đầy bụng.  Nhiễm giun: Giun ký sinh trong bụng cũng sẽ gây đau bụng dữ dội theo từng cơn. Bạn cũng có thể ra nhiều mồ hôi, đau bụng trên nếu giun chui vào ống mật.  Đau bụng từng cơn cảnh bảo của nhiều bệnh nguy hiểm Viêm đại tràng dẫn đến hội chứng ruột kích thích: Viêm đại tràng gây co thắt, rối loạn chức năng nhưng không gây ra tổn thương. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau bụng dữ dội từng cơn, đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện cục cứng ở bụng phải đồng thời tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu….. Bệnh về gan mật: Các bệnh liên quan đến gan mật dẫn tới đau bụng như áp xe túi mật, áp xe gan, sỏi mật, sỏi ống mật. Tùy theo mức độ người bệnh cũng có thể đau bụng co thắt, viêm ruột thừa. Đau dạ dày cấp tính: đau bụng theo từng cơn kèm theo triệu chứng nóng ran xung quanh khu vực rốn hoặc trên rốn là dấu hiệu nhận biết cơ bản của đau dạ dày cấp tính. Bên cạnh đó khi mắc bệnh bạn cũng có thể thấy ợ chua, ợ hơi, nôn ra thức ăn.  Đau bụng dữ dội khi đến tháng  Đau bụng dữ dội khi đến tháng hay còn được gọi là hành kinh là biểu hiện thường gặp của các chị em phụ nữ mỗi khi đến ngày. Đau bụng kinh không chỉ gây gián đoạn hoạt động trong ngày mà nó còn đem tới cảm giác khó chịu mệt mỏi cho nữ giới.  Hiện nay đau bụng kinh được chia thành 2 mức độ:  Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng tự nhiên): Là tình trạng chung thường bắt đầu từ những cơn đau nhẹ ở tuổi dậy thì và tình trạng sẽ giảm dần khi đến tuổi trưởng thành. Đau có thể kéo dài ở vài ngày đầu chu kỳ kinh và giảm dần trong những ngày cuối. Ngoài đau bụng có thể xuất hiện thêm buồn nôn, tiêu chảy.  Đau bụng kinh nguyệt thứ phát (đau dữ dội): Những cơn đau bụng kéo dài và dữ dội kéo dài trong nhiều ngày. Đây có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến sinh sản ở nữ giới, thông thường khi gặp trường hợp này người bệnh sẽ không gặp triệu chứng nào khác ngoài đau bụng.  Ngoài 2 mức độ trên, đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt có thể là cảnh báo của một vài bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử, u nang buồng trứng, viêm chậu thậm chí nặng hơn là ung thư buồng trứng. Đau bụng dữ dội khi đến tháng Đau bụng dữ dội buồn nôn  Đau bụng buồn nôn là bệnh thường gặp xuất phát từ nguyên nhân ăn uống, ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản….. Do đó khi gặp tình trạng này người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.  Đau bụng buồn nôn dấu hiệu nguy hiểm không nên xem thường Đau bụng dữ dội khi mang thai  Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp do quá trình làm việc của thai nhi. Đây cũng là giai đoạn thai bắt đầu bám vào tử cung để làm tổ do đó mẹ sẽ có hiện tượng đau bụng nhẹ hoặc đau bụng nhiều như khi đến tháng.  Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này mẹ cũng nên chú ý nhất là đối với chị em lần đầu mang thai. Đa số triệu chứng có thể tự hết sau vài ngày nhưng đối với vài trường hợp đặc biệt nó có thể cảnh báo cho bệnh nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, nguy cơ sinh non, nhau bong non, tiền sản giật, sảy thai thậm chí là thai lưu.  Chính vì thế khi mang thai thấy đau bụng kèm theo những triệu chứng sau đây nên đi kiểm tra ngay:  Đau bụng từng cơn, đau quặn thắt, đau nhiều không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sự xuất hiện của máu âm đạo.  Đi ngoài buồn nôn kèm theo dịch nhầy giống cà phê.  Cơ thể khó chịu mệt mỏi, chóng mặt, bị ngất.  Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng bị tiêu chảy có thể do bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc cũng có thể cảnh báo của các bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, đại tràng co thắt, bệnh celiac, viêm ruột thừa…..  Những bệnh trên khiến cơ thể không thể dung nạp đủ gluten dẫn đến đau bụng tiêu chảy, ngược lại bệnh nhân cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn khi ăn đồ ăn chứa quá nhiều gluten như: nước soda, trứng, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen. Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân  Đau bụng không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất cứ ai từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. Xét về cơ chế, đau bụng này có thể xảy ra ngay cả khi không có bất cứ tổn thương mềm nào hoặc do tín hiệu thần kinh được phát ra từ ruột hoặc não làm cho ruột bị nhạy cảm với các tác nhân gây đau.  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào Một số lý do khác có thể dẫn tới đau bụng chức năng như bị vấn đề về tâm lý, stress quá mức, trầm cảm, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất lactose, gluten, fructose vào cơ thể, dùng chất kích thích, thuốc giảm đau quá liều….. Ngoài ra những cơn đau dữ dội bất thường cũng là cảnh báo của bệnh viêm túi thừa, viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng đường ruột.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Táo bón đem đến nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi và đặc biệt là những cơn đau bụng dữ dội.  Có thể nói táo bón là bệnh hết sức bình thường mà ai cũng có thể mắc ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp thì đó là vấn đề đáng lo ngại. Bởi khi bị táo bón người bệnh khó đi đại tiện từ đó có thể dẫn đến hiện tượng phân chèn ép lên ruột kết gây ra những cơn đau bụng dữ dội và nặng hơn có thể tử vong nếu ruột kết bị vỡ.  Chính vì thế, lý tưởng nhất là đi ngoài 1 lần/ngày hoặc 3 lần/tuần. Nếu bạn đi ít hơn số lần trên thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Đau bụng kèm theo cơn sốt cao  Đau bụng dữ dội cộng với sốt cao, nôn mửa và cổ cứng đó là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh não mô cầu. Bệnh gây nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời.  Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau bụng trên kèm với cơn sốt 39 – 40 độ thì đây cũng có thể là cảnh báo của nhiễm trùng dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột do virus trong dạ dày gây nên.  Đau bụng dưới khi đi tiểu  Đau bụng dưới dữ dội khi đi tiểu cũng là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh liên quan đến đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu hoặc bệnh về sinh dục…..Mặc dù nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm bàng quang, viêm niệu đạo nhưng chúng có thể kèm theo những cơn đau bụng dữ dội khiến bạn cảm thấy khó chịu.  Ngoài ra, loại đau này cũng có thể cảnh bảo bệnh sỏi thận, sỏi mật vì thế nếu gặp tình trạng bất thường trên hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám đúng lúc.  Đau bụng khi đi tiêu cảnh bảo bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bệnh sinh dục Đau bụng khó nuốt  Đau bụng dữ dội kèm theo khó ăn, khó nuốt là bệnh đáng lo ngại, khó nuốt kéo dài có thể là cảnh báo của rối loạn chức năng, rối loạn cơ, khối u thực quản và nặng hơn là ung thư thực quản. Tuy nhiên tình trạng đau này cũng có thể do nhiễm trùng, các mô sẹo hoặc vết loét gây nên, do đó cần kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.  Làm sao để giảm những cơn đau bụng hiệu quả?  Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sẽ có cách điều trị đau bụng khác nhau. Nhưng để chấm dứt những cơn đau bụng khó chịu bạn có thể tham khảo một số cách làm sau:  Điều trị đau bụng do bệnh lý  Nếu nghi ngờ bị đau bụng dữ dội cho các bệnh lý liên quan đến cơ quan tiêu hóa, sinh dục bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với trường hợp bệnh này bên cạnh việc chỉ định dùng theo theo đơn thì bạn cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là đối với tình trạng đau bụng do mang thai ngoài tử cung ở nữ giới và đau xoắn tinh hoàn ở nam giới, khi này người bệnh cần được phẫu thuật gấp để tránh những hậu quả nguy hiểm khó lường.  Nguyên nhân đau bụng không phải do các vấn đề về bệnh lý  Có thể đau bụng kinh, đau bụng do ăn đồ ăn không đảm bảo ….. thì bạn cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:  Xoa nhẹ xung quanh bụng và bụng để xoa dịu cơn đau, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.  Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm để chườm lên bụng, cách này đơn giản nhất nhưng đem tới hiệu quả khá cao. Uống thêm nước ép từ rau củ để bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể.  Tình trạng đau bụng dữ dội đôi khi không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu và phiền phức đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí với vài trường hợp có thể sẽ là cảnh báo của bệnh nguy hiểm, do đó khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Hy vọng thông tin mà Tràng Phục Linh đã cung cấp ở trên là hữu ích tới bạn, chia sẻ ngay tới bạn bè người thân nếu thấy bài viết bổ ích nhé!

Polyp đại tràng sigma 3cm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng

Polyp đại tràng sigma là cụm từ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây là căn bệnh dễ gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, polyp đại tràng sigma 3cm có nguy hiểm không là vấn đề mà bạn phải đặc biệt quan tâm khi nhắc đến tình trạng này.

Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm túi thừa đại tràng là một tình trạng mà túi thừa (diverticula) xuất hiện trong niêm mạc của đại tràng và bị viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi bị viêm túi thừa, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón và sốt. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này. Vậy viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì? Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì? Những thực phẩm cần kiêng khi bị viêm túi thừa đại tràng Thực phẩm có nhiều chất xơ không tan Chất xơ không tan có trong các loại ngũ cốc nguyên cám, vỏ trái cây và rau củ. Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng đối với người bị viêm túi thừa, việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ không tan có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn và làm nặng thêm triệu chứng viêm. Thực phẩm có hạt nhỏ Các loại hạt nhỏ như hạt dâu tây, hạt cà chua, hạt dưa hấu, và các loại hạt khác có thể mắc kẹt trong túi thừa, gây ra viêm nhiễm hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm túi thừa hiện có. Vì vậy, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm này. Thực phẩm có nhiều hạt nhỏ có thể mắc kẹt trong túi thừa, gây ra viêm nhiễm Thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ Thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, từ đó làm tăng áp lực lên đại tràng và làm nặng thêm triệu chứng viêm túi thừa. Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa, như bánh kẹo, thức ăn nhanh, và đồ uống có gas, có thể làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng liên quan đến viêm túi thừa đại tràng. Chúng cũng có thể gây tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm túi thừa đại tràng Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan Chất xơ hòa tan có trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch và các loại trái cây như táo, lê. Chúng giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên đại tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ tái phát viêm túi thừa. Thực phẩm lành mạnh giúp mềm phân và giảm áp lực lên đại tràng Thực phẩm giàu probiotic Các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir, kim chi và các loại thực phẩm lên men khác có thể giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, giảm nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi. Uống đủ nước Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì sự mềm mại của phân, giảm nguy cơ táo bón và áp lực lên đại tràng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị viêm túi thừa đại tràng. Uống đủ nước là việc cần thiết để duy trì 1 sức khoẻ tốt Viêm túi thừa đại tràng là một tình trạng cần được chú ý và điều trị đúng cách. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này. Việc kiêng ăn các loại thực phẩm có thể gây hại và lựa chọn những thực phẩm có lợi sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ tái phát viêm túi thừa. Hãy luôn tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn. Xem thêm:  Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào cho hợp lý? Nội soi đại tràng có đau không?

Mách nhỏ: 1 tuần không đi đại tiện có sao không?

Tần suất đi đại tiện là dấu hiệu phản ánh sức khỏe hệ tiêu hoá của bạn đang thế nào. Đặc biệt, rất nhiều người gặp phải tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày gây ra tâm trạng hoang mang và lo lắng. Vậy 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Cách cải thiện nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Theo các chuyên gia, tần suất đi đại tiện bình thường là khoảng 3 lần/ngày và 2 ngày/lần. Tuy nhiên, tuỳ vào chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và lối sống của mỗi người mà con số này cũng là khác nhau. Mỗi người sẽ có một tần suất đi đại tiện riêng và thường là vào cùng một thời điểm trong ngày. Vậy 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Dù bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng nếu từ 5 ngày hoặc một tuần không đi đại tiện, thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng táo bón. Nếu táo bón kéo dài khiến 1 tuần không đi đại tiện hoặc chỉ đi đại tiện 1 lần và bạn đã thử điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà nhưng không có hiệu quả, thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, tránh tình trạng để lâu khiến bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nếu chưa tự điều trị đủ 1 tuần, nhưng bạn đã và đang phải trải qua những cơn đau bụng trầm trọng kèm táo bón, thì đây rất có thể là triệu chứng liên quan đến trực tràng. Khi ấy, bạn nên cần đến ngay bác sĩ để được điều trị. Ngoài đau bụng, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Nôn mửa Không thể xì hơi Bụng căng chướng. Nếu có các dấu hiệu này, có thể bạn đã bị tắc ruột. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được thăm khám và can thiệp ngay. Lưu ý, cơn đau do tắc nghẽn ruột dữ dội hơn rất nhiều so với cơn đau táo bón. Nguyên nhân dẫn tới 1 tuần không đi đại tiện được Với người bình thường, các cơn buồn đại tiện sẽ xuất hiện sau khoảng từ 1 đến 2 ngày. Còn những người 1 tuần không đi đại tiện, có thể do các nguyên nhân sau:  Táo bón Khi bị táo bón, đường tiêu hoá sẽ rối loạn dẫn đến phân di chuyển chậm qua đại tràng hoặc phân không đủ để hình thành. Táo bón thường xuất hiện bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả chế độ ăn uống lẫn công việc, thói quen hàng ngày. Chế độ ăn ít chất xơ  Chất xơ là một loại thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn, giúp giữ nước lại cho phân, từ đó định hình khối phân và kích thích nhu động ruột co bóp, đẩy khối phân ra ngoài. Khi thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn, phân trở nên cứng và khó đi qua ruột, dẫn đến táo bón. Ăn ít chất xơ là nguyên nhân không đi vệ sinh được trong nhiều ngày Căng thẳng, stress Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm cho cơ trơn trong ruột hoạt động kém hiệu quả, góp phần gây ra táo bón. Ngoài ra, còn ảnh hưởng trực tiếp đến căng cơ, viêm, sản xuất enzyme và chức năng tiêu hoá tổng thể.  Lười vận động Thể dục thể thao giúp kích thích hoạt động ruột. Nếu bạn ít vận động, cơ trơn trong ruột không hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho táo bón xuất hiện. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng lưu lượng máu, tăng cường cơ bắp trong hệ tiêu hoá và kiểm soát căng thẳng. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng axit, thuốc bổ sung canxi, thuốc chống co giật, có tác dụng phụ là làm chậm hoạt động ruột, dẫn đến táo bón. 1 tuần không đi đại tiện được có thể do tác dụng phụ của thuốc Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột Hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Mất cân bằng này có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và tạo điều kiện cho táo bón xảy ra. Bệnh dính ruột Đây là hiện tượng ruột dính vào thành bụng, dính các tạng do mô sẹo hình thành. Hiện tượng này có thể xảy ra bên trong ruột hoặc tử cung, giữa bề mặt các tạng và phúc mạc. Dính ruột dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nghẽn thức ăn, nghẽn tắc mạch máu, đau bụng, đầy hơi, táo bón,...hoặc thậm chí là vô sinh và hoại tử ruột. Dính ruột là bệnh lý gây nhiều ngày không đi đại tiện được U xơ ruột U xơ là một khối u ác tính trong ruột. U xơ có thể gây ra cản trở sự di chuyển của phân và gây ra táo bón, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Các vấn đề tuyến giáp và nội tiết tố Thời kỳ mãn kinh, rối loạn ăn uống và rối loạn tuyến giáp có thể gây ra tình trạng táo bón. Các bệnh tiêu biểu gây ra táo bón có thể kể đến như bệnh Parkinson, chấn thương cột sống hoặc các vấn đề thần kinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Giấc ngủ kém Giấc ngủ kém không chỉ làm mất khả năng tiêu hoá bình thường với các triệu chứng như táo bón, mà nó còn gây ra một loạt hệ luỵ khác tác động đến sức khoẻ tổng thể của bạn. Cách cải thiện tần suất đại tiện  Để cải thiện tần suất đại tiện và giảm tình trạng táo bón, tránh việc phải lăn tăn và đặt ra câu hỏi “1 tuần không đi đại tiện có sao không”, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số gợi ý: Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Cùng với đó, hãy thêm lúa mạch, yến mạch, hạt lanh hoặc hạt lựu vào bữa sáng để tăng cường chất xơ. Rau xanh không chỉ chứa chất xơ mà chúng còn rất ít calo, là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Uống đủ nước Uống đủ nước hàng ngày, ít nhất là 8 ly nước để giúp phân dễ đi qua ruột. Đặc biệt, hãy uống nước ấm, nước lọc ấm vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để kích thích hệ tiêu hoá. Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chứa caffeine và cồn, vì chúng có thể gây mất nước. Uống nhiều nước giúp dễ dàng đi đại tiện Thực hiện hoạt động thể chất Tập thể dục đều đặn để kích thích hoạt động ruột. Một số bài tập như đi bộ, chạy, yoga hoặc bài tập bụng có thể giúp cải thiện tần suất đại tiện. Chúng giúp tăng hoạt động cơ bắp ruột và làm dịu căng thẳng thần kinh. Áp dụng lịch đại tiện đều đặn Cố gắng đi đại tiện vào cùng một thời gian hàng ngày để kích thích thói quen tiêu hóa. Không nên kìm nén khi cảm thấy cần đi đại tiện. Tránh căng thẳng Giảm căng thẳng và lo âu thông qua phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc tạo ra một môi trường thư giãn trong phòng tắm. Hạn chế thực phẩm gây táo bón Tránh thức ăn chứa nhiều chất đạm (protein) và ít chất xơ, ví dụ như thịt đỏ và sữa. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều đường và thực phẩm chứa gluten nếu bạn bị nhạy cảm. Hạn chế thực phẩm khó tiêu để cải thiện tần suất đi ngoài Sử dụng thuốc nhuận tràng Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Tuy nhiên, cần quan sát trước khi sử dụng hoặc lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ.  Vì thuốc nhuận tràng làm phân có nhiều nước và quá lỏng, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hậu môn. Bạn cũng không nên dùng liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên của hệ tiêu hoá. Tóm lại, 1 tuần không đi đại tiện có sao không thì câu trả lời là bạn nên cảnh giác vì bạn có thể bị táo bón hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ. Nếu đã tự điều trị mà tình trạng không đỡ, kèm theo là các triệu chứng như đau dữ dội, nôn mửa, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân cụ thể và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào cho hợp lý? Nội soi đại tràng có đau không?

Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không?

Yến mạch là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và được nhiều người ưa chuộng sử dụng hàng ngày. Vậy người bị viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, từ đó giúp quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.  Viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Yến mạch tên khoa học là Avena sativa, một loại ngũ cốc lấy hạt phổ biến tại các quốc gia có khí hậu ôn đới như Mỹ, Nga, Úc, Ba Lan,…Hiện nay cũng đang trở thành thực phẩm phổ biến tại Việt Nam. Chúng thường được sử dụng để làm bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.  Vậy viêm đại tràng có ăn được yến mạch không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng được yến mạch, đặc biệt với loại yến mạch không có các hương vị phụ gia. Lý do vì chúng rất giàu dinh dưỡng và có tác động tốt đối với hệ tiêu hóa của con người. Trong thành phần của yến mạch có chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa, chất xơ hòa tan, vitamin và chất khoáng. Chúng đều hiệu quả và an toàn trong việc sử dụng cũng như hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn được yến mạch Chất xơ hòa tan là thành phần có rất nhiều trong yến mạch, với tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Khi vào trong ruột, chúng kết hợp với nước tạo thành chất gel. Chất gel này có nhiệm vụ bám lên thành ruột, làm chậm quá trình hấp thu các chất béo không tốt, đường và tác nhân có hại khác. Đồng thời kích thích nhu động ruột, làm tăng khối lượng phân giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, thời gian phân đọng lại trong đại tràng cũng được rút ngắn, từ đó giảm bớt ảnh hưởng của các chất phát sinh gây viêm nhiễm lên đại tràng. Cùng với đó, vi khuẩn ở đoạn dưới của ruột có chức năng phân rã chất xơ sinh ra butirat. Chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm trong đại tràng hoặc khối u có thể phát triển. Không những vậy, chất xơ hòa tan trong yến mạch khi vào đến ruột già sẽ lên men, tạo thành một loại prebiotic giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium. Lợi khuẩn này cư trú chủ yếu ở đại tràng, bảo vệ đại tràng khỏi những tác hại từ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp đại tràng luôn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Công dụng của yến mạch với người viêm đại tràng Trên thị trường hiện nay, yến mạch được chia làm 2 dạng chính là bột yến mạch và yến mạch tấm. Như thông tin chia sẻ phía trên, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện bệnh lý. Cụ thể rõ hơn các công dụng của yến mạch với người bị viêm đại tràng như sau: Cải thiện đường tiêu hoá Yến mạch với hàm lượng chất xơ hòa tan cao nên dùng yến mạch có thể cải thiện đường tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Chất xơ cũng có khả năng hấp thụ nước, giúp tạo ra phân và dễ dàng di chuyển qua ruột, giảm nguy cơ táo bón, một triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng. Yến mạch chứa nhiều chất xơ hoà tan, tốt cho hệ tiêu hoá Cải thiện hệ miễn dịch Yến mạch có chứa beta-glucan, một loại chất có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và giảm triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, yến mạch còn có thể giúp kiểm soát đường tiêu hóa, giảm cảm giác loét, nứt và tiêu chảy, những triệu chứng thường xảy ra trong viêm đại tràng. Tăng cường dinh dưỡng  Lý do tiếp theo cho việc viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì yến mạch cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể. Điều này giúp người bị viêm đại tràng duy trì tình trạng sức khỏe tốt và tái tạo niêm mạc đại tràng hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với yến mạch. Có người có thể hiệu quả trong việc bổ sung yến mạch vào chế độ ăn uống, trong khi người khác có thể cảm thấy triệu chứng tăng cường. Việc điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo rằng yến mạch hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác đều phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn. Lưu ý cách ăn yến mạch khi bị viêm đại tràng Khi bạn bị viêm đại tràng và muốn sử dụng yến mạch trong chế độ ăn uống của mình, có một số lưu ý quan trọng cần phải cân nhắc. Cụ thể như sau: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì yến mạch ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào mà không lo về tác hại xảy ra. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể chọn lựa giữa các loại yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán mỏng hoặc yến mạch xay mịn thành bột.  Yến mạch không gây tác dụng phụ nên có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày, không giới hạn về số lần dùng. Tuy nhiên, chỉ dùng số lượng thích hợp với cơ thể Nếu bạn chưa từng ăn yến mạch trước đây hoặc có triệu chứng nhạy cảm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và theo dõi cách cơ thể phản ứng. Sau đó, tăng dần lượng yến mạch nếu không gặp phản ứng phụ. Hãy chọn yến mạch không đường hoặc tự thêm một ít đường nếu cần thiết, vì yến mạch thêm đường hoặc hương liệu có thể gây kích thích cho đường tiêu hoá. Yến mạch có khả năng hấp thụ nước, vì vậy hãy uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và tránh tình trạng táo bón. Yến mạch sẽ không đem lại hiệu quả nhanh như các loại thuốc thông thường, thời gian tác dụng của yến mạch tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cần ngâm yến mạch thô trong chất lỏng trước khi nấu, đặc biệt là trong nước trái cây sẽ tránh được nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Thời gian cần cần ngâm yến mạch thô là ít nhất 12 tiếng trước khi chế biến. Không nên nấu yến mạch quá lâu vì chúng rất dễ chín, dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Thậm chí, bạn chỉ cần làm chín yến mạch trong lò vi sóng mà không cần nấu.  Không kết hợp yến mạch với sữa bò khi chế biến, đặc biệt là với người viêm đại tràng hoặc đau dạ dày. Lý do vì sữa động vật có khả năng thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều axit dịch vị, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày.  Nên ăn yến mạch tự nhiên, không chứa nhiều đường và chất bảo quản Tóm lại, viêm đại tràng có ăn được yến mạch không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng phải ăn sao cho đúng và đảm bảo chuẩn xác theo những lưu ý ở trên. Nhớ rằng, mỗi người có cơ địa khác nhau và có thể phản ứng khác nhau với yến mạch, vì vậy hãy nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là khi bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Xem thêm:  Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không? Chế độ ăn uống dành cho bệnh đại tràng co thắt như thế nào cho hợp lý?

Giải đáp: Viêm đại tràng ăn xôi được không?

Xôi là món ăn thơm ngon quen thuộc với người dân Việt Nam, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng dùng nó nếu không biết cách sử dụng hợp lý. Vậy người bị viêm đại tràng ăn xôi được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng ăn xôi được không? Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm đại tràng mãn tính kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm, chỉ có các lựa chọn để điều trị giúp kiểm soát tình trạng bệnh.  Người mắc viêm đại tràng cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là tránh các thực phẩm có thể kích thích tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng ăn xôi được không? Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng cần phải hạn chế hoặc kiểm soát chất lượng xôi được tiêu thụ để tránh tình trạng khó tiêu.  Viêm đại tràng có ăn được xôi nhưng cần phải hạn chế Lý do vì xôi được làm từ gạo nếp với độ dẻo cao, tạo thành một khối tổng thể kết dính, gây ra tình trạng khó tiêu. Khi ăn xôi, một lượng lớn tinh bột sẽ được nạp vào cơ thể, gây áp lực lên hệ tiêu hoá và tăng nguy cơ gây tắc nghẽn đại tràng. Ngoài ra, xôi còn khiến tăng cường sự tạo ra ga trong ruột, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Do đó, đối với người mắc viêm đại tràng, nên hạn chế ăn xôi để tránh tình trạng khó tiêu và tắc nghẽn đại tràng. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, canh hoặc nhiều chất xơ và mềm như rau củ nấu chín. Đặc biệt, trước khi đưa ra quyết định viêm đại tràng ăn xôi được không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên chính xác nhất, phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể của bản thân. Viêm đại tràng nên ăn loại xôi nào? Như vậy, viêm đại tràng ăn xôi được không thì nên hạn chế, người bị viêm đại tràng hãy ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ. Với trường hợp bạn muốn ăn xôi, có thể lựa chọn những loại xôi tốt cho người bị viêm đại tràng như sau: Xôi gạo nếp: Xôi gạo nếp là một lựa chọn tốt vì nó không chứa nhiều hợp chất kích thích tiêu hóa. Nó dễ tiêu hóa và giàu chất xơ hơn so với các loại xôi có hương liệu hoặc gia vị khác. Nếp gạo cũng chứa nhiều vitamin B và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Viêm đại tràng nên ăn xôi trắng để tránh bệnh nặng hơn Xôi khoai: Khoai lang và khoai mì là hai loại khoai tốt cho người bị viêm đại tràng. Chúng đều chứa nhiều chất xơ và chất chống viêm giúp giảm tác động của viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng khoai gây ra vấn đề với dạ dày hoặc tiêu hóa của mình, hãy giới hạn lượng khoai có trong xôi. Xôi mạch nha: Mạch nha là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và giúp ổn định quá trình tiêu hóa. Bạn có thể làm loại xôi này từ hạt mạch nha và thêm các thực phẩm khác như trái cây hoặc hạt chia để tăng thêm giá trị dinh dưỡng và đẹp mắt hơn. Xôi hạt sen: Hạt sen có chứa nhiều chất xơ, chất chống viêm, omega-3, và nhiều dinh dưỡng khác. Đây là lựa chọn tốt cho người mắc viêm đại tràng, nhưng nhớ rửa kỹ hạt sen trước khi sử dụng để loại bỏ phần màng nền có thể gây khó tiêu hóa.. Xôi gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa. Nó giúp ổn định hệ tiêu hóa và không gây áp lực với những người bị viêm đại tràng khi ăn. Tuy nhiên, mỗi người đều sẽ có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm, nên cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và tư vấn dinh dưỡng trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra sau khi ăn xôi, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Lưu ý cách ăn xôi cho người viêm đại tràng Viêm đại tràng có thể ăn xôi một cách an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, có một vài lưu ý về cách ăn xôi mà người bị viêm đại tràng cần lưu ý như sau: Người bị viêm đại tràng nên chọn những loại xôi phù hợp, dễ tiêu hóa, ít gây tác động tiêu cực. Xôi gạo nếp là lựa chọn tố vì chúng dễ tiêu hóa hơn xôi gạo lứt, xôi đậu xanh và xôi ngô. Người bệnh nên ăn xôi một cách điều độ và hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc. Ăn ít xôi trong một bữa và chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo áp lực lên đại tràng, gây ra tình trạng khó tiêu. Nên làm mềm xôi trước khi ăn, có thể nấu xôi thêm một chút nước để xôi mềm hơn và dễ tiêu hóa. Để giảm tác động tiêu hóa của xôi, hãy kết hợp xôi cùng các loại thực phẩm khác như rau củ nấu mềm, thịt nướng hoặc canh đậu hũ. Hãy chú ý theo dõi cơ thể và quan sát xem khi ăn xôi có tác động gì đến tình trạng viêm đại tràng của bản thân hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không tốt nào, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên ăn quá nhiều xôi cùng một lúc khi bị viêm đại tràng Tóm lại, viêm đại tràng ăn xôi được không thì câu trả lời là CÓ, nhưng cần phải hạn chế, nếu có ăn thì phải tuân thủ cách ăn sao cho an toàn và hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, khi các triệu chứng đã nặng hoặc không thể kiểm soát bằng chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đưa ra lời khuyên hữu ích trước khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào. >>> Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được thịt gà không?

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...