Theo khảo sát ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2004 bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, HCRKT chiếm tới 83,38%. Một tỉ lệ khá cao và bất ngờ. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất để tránh được những biến chứng khôn lường của bệnh?
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng thường gặp bao gồm co thắt bụng hoặc đau bụng, đầy hơi và ợ hơi, và thói quen đi đại tiện bị thay đổi cả về số lần và hình thái phân.
Hội chứng ruột kích thích được gọi bệnh ruột chức năng hay viêm đại tràng màng nhầy. Tuy nhiên, IBS không phải là mộtviêm đại tràng thật. Viêm đại tràng là thuật ngữ chỉ một nhóm riêng biệt được gọi là bệnh viêm ruột (IBD- infection bowel disease).
Biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích
- Đau bụng hoặc đau rút: Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi.
- Chướng bụng, cảm giác bụng cồng kềnh: rất thường gặp, đôi khi lại đứng hàng đầu. Lúc ngủ dậy thì không bị, nhưng trong ngày tăng dần lên.
- Đầy hơi: Khó chịu là cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng
- Rối loạn chuyển vận ruột: biểu hiện bằng số lần đi cầu, thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy gặp nhiều hơn thể táo bón. Rối loạn chuyển vận ruột có thể ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài: mót rặn, đau nhẹ hậu môn, phân có nhày mũi, són phân.
- Trào ngược dạ dày thực quản: cảm giác nóng ở thượng vị, buồn nôn, nuốt khó, cảm giác có cục vướng ở họng hoặc đau ngực không do bệnh tim.
Bệnh hội chứng ruột kích thích có nhiều dấu hiệu rất nhiều người dễ nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh. Những dấu hiệu ấy thỉnh thoảng lại phát ra ngoài. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:
- Những đối tượng trẻ tuổi dưới 35 tuổi khoảng 50%
- Giới tính nữ dễ mắc gắp 2 lần nam giới
- Theo gen: Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gia đình cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc hội chứng ruột kích thích thì bản thân có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.
Những ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích không dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng trong hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó thường gây đau bụng trong thời gian dài, mệt mỏi, và các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Gây khó chịu kéo dài: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón lặp đi lặp lại làm suy giảm sức khỏe và tinh thần.
- Ảnh hưởng đến công việc, học tập: Cảm giác khó chịu ở bụng khiến người bệnh mất tập trung, giảm năng suất làm việc.
- Hạn chế các hoạt động xã hội: Lo lắng về triệu chứng xuất hiện đột ngột khiến nhiều người né tránh các buổi gặp gỡ, du lịch.
- Tác động tiêu cực đến tâm lý: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.
- Rối loạn chế độ ăn uống: Người bệnh thường kiêng khem quá mức hoặc lo sợ khi ăn uống, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống co thắt
Thuốc chống co thắt đôi khi được dùng để điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Thuốc chống co thắt giúp làm chậm hoạt động của đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ co thắt.
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả ở liều lượng nhỏ hơn so với những người mắc bệnh trầm cảm. một số loại thuốc thường được sử dụng mà có thể làm giảm bớt các triệu chứng hội chứng ruột dễ bị kích thích.Một số thuốc chống trầm cảm khác thường được chỉ định khi trầm cảm và IBS cùng tồn tại.
Thuốc chống tiêu chảy:
- Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
- Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Những loại thuốc này đôi khi được dùng khi tiêu chảy là một triệu chứng chính của IBS. Không nên dùng những thuốc này trong thời gian lâu dài mà không tham khảo ý kiến một bác sĩ.
Thuốc chống táo bón:
Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau:
- Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin,
- Các thuốc chống trầm cảm, an thần,
- Các thuốc ức chế kênh calci,
- Thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Thuốc chống đau sau ăn:
- Dicyclomine, dicycloverine (kremil-S);
- Chống co thắt uống spasmaverine;
- Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel),
- Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Điều trị hội chứng ruột kích thích không dùng thuốc
Cải thiện chế độ ăn và luyện tập
Trước tiên, để điều trị hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả thì người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị. Những loại thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị người bệnh cần được cung cấp có thể kể tới như là:
- Một số thực phẩm, chẳng hạn như các loại rau (súp lơ , bông cải xanh , cải bắp ) và rau đậu (đậu) có thể gây sình bụng và sinh nhiều khí.
- Chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng.
- Các bệnh nhân IBS cần uống nhiều nước, và tránh soda, có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng.
- Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể làm giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy.
- Bữa ăn chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng IBS .
Liệu pháp tâm lý
Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào nhiều mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc. Sự thiếu tin tưởng của người bệnh vào thầy thuốc cũng làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời người thầy thuốc cũng phải biết lắng nghe những triệu chứng và những thắc mắc, những khó khăn của người bệnh, luôn giải thích cho người bệnh hiểu tiên lượng bệnh khả quan để người bệnh bớt lo lắng về bệnh tật mà yên tâm phối hợp điều trị.
Những người bệnh hay gặp những stress trong công việc hoặc những xáo trộn trong gia đình và công việc nên được tư vấn thêm bởi các chuyên gia tâm lý nếu kết quả điều trị tiến triển chậm.
Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ và điều trị hội chứng ruột kích thích
Ngoài những phương pháp giúp điều trị hội chứng ruột kích thích như trên, các bạn có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực.
Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được nhiều người dùng mà cho kết luận rất tốt. Bởi các thành phần của Tràng Phục Linh PLUS gồm:
- Cao Bạch Truật ……………..200mg
- Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
- Cao Bạch Thược …………..50mg
- Cao Hoàng Bá ………………50mg
- 5-HTP …………………………3mg
- ImmuneGamma ……………..100mg
Chính vì vậy sản phẩm mang tới những lợi ích nổi bật như:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột
- Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng, tăng sường hệ tiêu hóa tốt nhất
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |