Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý tiêu hóa mãn tính, có xu hướng dai dẳng, rất khó điều trị triệt để. Trong bài viết này, mời các bạn tìm hiểu những ảnh hưởng của bệnh cũng như giải pháp để kiểm soát hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích( IBS) là tình trạng rối loạn chức năng co thắt của đại tràng. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ, người ta chỉ có thể xác định được rằng sự khởi phát các triệu chứng IBS có liên hệ với quá trình tương tác bất thường giữa não bộ và ruột già, thường gây ra bởi tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như căng thẳng, stress, chế độ ăn uống,…
Hội chứng ruột kích thích được chia ra thành 4 nhóm chính:
- Nhóm 1: Triệu chứng nổi trội là tiêu chảy
- Nhóm 2: Triệu chứng nổi trội là táo bón
- Nhóm 3: Vừa có dấu hiệu tiêu chảy vừa có vừa táo bón
- Nhóm 4: Không gây dấu hiệu tiêu chảy hay không táo bón
Dưới đây là các triệu chứng cho thấy có thể bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích:
Dấu hiệu ở bụng: Xuất hiện những cơn đau bụng bất chợt mà không rõ nguyên nhân, có thể đau sau khi ăn, hoặc đang ăn. Cơn đau lúc âm ỉ lúc quặn thắt, khi sờ nắn vào vùng bụng, có thể thấy cục cứng gồ lên tại điểm đau. Người bệnh có thêm triệu chứng đầy hơi, chậm tiêu, ợ chua…
Dấu hiệu táo bón, tiêu chảy: Táo bón, tiêu chảy là dấu hiệu của nhiều bệnh. Hai triệu chứng này có thể đan xen hoặc chuyển đổi qua lại ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, để phân biệt hội chứng kích thích với những loại bệnh đường ruột khác chính là đặc điểm đi ngoài phân ko lẫn máu, phân thường ở dạng lỏng nhưng đôi khi lẫn cứng và có màng nhầy bên ngoài.
Đau bụng, tiêu chảy, táo bón là những dấu hiệu dễ nhận thấy
Những dấu hiệu khác
Một số dấu hiệu khác có thể gặp ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích đó là:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Nhanh mệt mỏi
- Mất ngủ
- Hay tiểu đêm
** Lưu ý: Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường không điển hình, nên dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, đặc biệt là viêm đại tràng. Chính vì vậy, để có thể biết rõ tình trạng cơ thể mình, người bệnh nên đến những bệnh viện chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích có lây không?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người sang người qua tiếp xúc hay đường ăn uống. Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, chủ yếu do sự mất cân bằng trong nhu động ruột, rối loạn thần kinh ruột hoặc ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, căng thẳng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy IBS có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng này, nguy cơ bạn bị IBS có thể cao hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn đường ruột cũng đóng vai trò quan trọng. Một số trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột nặng có thể làm thay đổi hệ vi sinh, dẫn đến triệu chứng IBS sau đó.
Dù không lây nhiễm, IBS vẫn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng và bổ sung men vi sinh là cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, bạn nên thăm khám để được tư vấn phù hợp.
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) tuy không đe dọa tính mạng nhưng là một rối loạn mãn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
1. Ảnh hưởng đến sinh hoạt và tinh thần
IBS gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa liên tục, khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, thậm chí hạn chế đi xa vì triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nghiên cứu cho thấy người mắc IBS có chất lượng cuộc sống thấp hơn cả bệnh nhân tiểu đường hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt, nhóm IBS thể tiêu chảy (IBS-D) có nguy cơ trầm cảm, lo âu cao hơn bình thường, tạo vòng luẩn quẩn khiến bệnh khó kiểm soát.
2. Ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe
Người bệnh IBS thường phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, IBS thể táo bón kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do áp lực lớn lên trực tràng khi đại tiện.
3. Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng
Mặc dù IBS không trực tiếp gây ung thư đại tràng, nhưng tình trạng viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột nghiêm trọng. Do đó, khi có triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đi khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách để kiểm soát hội chứng ruột kích thích hiệu quả?
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
- Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn an toàn và khoa học: Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và khâu chế biến an toàn.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày: 2-3 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón và thanh lọc cơ thể.
- Không nên ăn quá no cũng như không để bụng quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thu được dưỡng chất mà tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Bổ sung thêm những loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa và hạn chế những thực phẩm khiến gia tăng triệu chứng của bệnh.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu tinh bột: Ngũ cốc, khoai tây, bột yến mạch, bí đỏ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Những thực phẩm giàu chất xơ cần bổ sung thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày bởi nó có tác dụng chống táo bón và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà cần điều chỉnh lượng chất xơ cho phù hợp.
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Nên có chế độ sinh hoạt khoa học phù hợp để giữ sức khỏe được tốt nhất và đẩy lùi được bệnh tật như:
- Không thức quá khuya, cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ ngày.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái, không làm việc quá sức.
- Nên tập môn thể thao phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và thư giãn đầu óc như: đi bộ, tập khí công, yoga… giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa phòng chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
- Luyện tập thực hành đi đại tiện 1 lần trong ngày vào 1 giờ cụ thể.
- Massage bụng buổi sáng khi ngủ dậy kích thích nhu động ruột để tạo cảm giác muốn đi đại tiện.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ và điều chỉnh lối sống, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tràng phục Linh Plus để cải thiện sức khỏe đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp dành riêng cho bệnh nhân Đại tràng co thắt và Hội chứng ruột kích thích với những ưu điểm vượt trội:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh.
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Trong Tràng Phục Linh PLUS có các thành phần:
Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược là những vị thảo dược quý, có tác dụng rất tốt, đã được chứng minh trong quá trình điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, trong đó có hội chứng ruột kích thích. Các sản phẩm này có hiệu quả rõ ràng và lại an toàn, hiện đang được rất nhiều người tin dùng.
Tràng Phục Linh PLUS là sự vận dụng khéo léo của các vị thuốc dân gian với 2 thành phần 5-HTP và ImmuneGamma giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt đại tràng rõ rệt, đồng thời tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng hiệu quả.
➠ Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
➠ Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), giao tận nhà ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |