Các cơn đau quặn bụng dữ dội là nỗi lo lắng thường trực của những người sống chung với bệnh lý đại tràng co thắt. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản và lành tính có thể giảm nhanh cơn đau tại nhà được trình bày trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là đau co thắt đại tràng?
Đau co thắt đại tràng là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt, hay còn gọi hội chứng ruột kích thích. Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến liên quan đến tình trạng co bóp bất thường của ruột già, tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi người bệnh đi khám và làm các xét nghiệm thì không phát hiện bất kỳ tổn thương nào tại ruột. Mặc dù bệnh gây nhiều phiền toái, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát, nhưng thường không gây nguy hiểm.
Dấu hiệu của cơn đau co thắt đại tràng thường bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng dữ dội đột ngột, đặc biệt là ở vùng bụng dưới bên trái là triệu chứng thường gặp khi bị co thắt đại tràng. Mức độ đau thay đổi theo từng cơn co thắt, thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
- Đầy hơi hoặc chướng bụng: Những dấu hiệu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, không phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
- Cảm giác muốn đi ngoài: Các cơn co thắt của đại tràng có thể làm tăng nhu động ruột. khiến bạn cảm thấy muốn đi ngoài ngay lập tức.
- Bất thường đại tiện: Xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón khi đi đại tiện có thể xảy ra ở những người bị co thắt đại tràng.
- Phân lỏng: Bất thường trong nhu động ruột khiến hệ tiêu hóa không đủ thời gian hình thành phân, do đó bạn có thể thường xuyên thấy phân lỏng.
- Phân có lẫn chất nhầy: Khi đi đại tiện bạn có thể thấy chất nhầy trong phân, đây là một trong những dấu hiệu bạn đang bị co thắt đại tràng.
Mẹo để giảm đau co thắt đại tràng tại nhà
1. Chườm nóng
Chườm nóng lên bụng có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy chườm nóng với nhiệt độ ấm và liên tục có hiệu quả tốt nhất. Có nhiều cách để chườm nóng vùng bụng như: sử dụng túi chườm, chai nước ấm, chườm với muối rang hoặc bôi dầu nóng, kem nóng giảm đau dùng trong thể thao.
2. Massage bụng
Cách 1: Massage bụng ở tư thế đứng.
- Động tác 1: Đặt tay trái lên vùng eo sao cho ngón cái ở phía trước, các ngón tay còn lại ở phía sau eo. Đặt tay phải lên trên vùng rốn, bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa lan dần ra xung quanh và bắt đầu xoa theo thành khung đại tràng. Thực hiện trong 2-3 phút.
- Động tác 2: Đặt tay phải lên vùng eo sao cho ngón cái ở phía trước, các ngón tay còn lại ở phía sau eo. Đặt tay trái lên trên vùng rốn, bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ và xoa dọc khung đại tràng. Lưu ý lần này xoa từ ngoài lan dần vào trong rốn. Thực hiện trong 2-3 phút.
Cách 2: Massage bụng ở tư thế nằm.
- Động tác 1: Nằm ngửa, thả lỏng người.
- Động tác 2: Đặt tay trái lên trên rốn. Tay phải úp lên mu bàn tay trái. Sau đó, xoa dọc theo khung của đại tràng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong 2-3 phút.
Massage bụng giúp xoa dịu cơn đau đại tràng co thắt rất hiệu quả. Đồng thời ngay cả khi hết đau, người bệnh cũng nên thực hiện thường xuyên vào buổi sáng vì đây là lúc đại tràng hoạt động mạnh nhất. Khi đó, động tác xoa bụng sẽ tạo thói quen sinh lý đi cầu mỗi ngày, hạn chế táo bón, kích thích tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột. Biện pháp này tuy đơn giản, không tốn kém, nhưng lại rất hiệu quả khi kết hợp các biện pháp chữa trị bằng thuốc khác.
3. Sử dụng tinh dầu bạc hà
Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cơn co thắt đại tràng, giúp bạn giảm đau ngắn hạn. Khi khởi phát đau, bạn có thể uống một ly trà bạc hà nóng hoặc viên nang chứa tinh dầu bạc hà.
Thường xuyên sử dụng viên nang tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp bạn hạn chế các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón. Một nghiên cứu vào năm 2007 ghi nhận 75% số bệnh nhân sử dụng viên nang tinh dầu bạc hà trong 4 tuần đã giảm các triệu chứng của bệnh lý viêm đại tràng co thắt. Trong khi tỉ lệ này ở nhóm bệnh nhân uống giả dược chỉ là 38%.
4. Uống trà gừng
Tương tự như bạc hà, gừng có tác dụng chống co thắt và có thể được dùng như một loại trà làm dịu cơn đau. Trà gừng dạng túi lọc có bán ở hầu hết các siêu thị, hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp lá trà xanh và các lát gừng cắt nhỏ.
Cách làm trà gừng:
- Lấy một nắm lá trà xanh đem rửa sạch với nước, gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
- Cho lá trà vào ấm và đổ đầy nước.
- Đặt ấm trà trên bếp và đun sôi. Ban đầu đun với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và giữ khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Cho gừng vào ấm và đậy kín nắp, hãm trong vòng 10 phút. Uống khi còn ấm.
5. Uống nước lá ổi
Nếu người bệnh bị đau co thắt đại tràng thường xuyên kèm với tiêu chảy, lá ổi là một vị thuốc hữu hiệu. Hoạt chất flavonoid trong lá ổi có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, cầm tiêu chảy, giảm đau khá tốt.
Cách làm: Bạn dùng khoảng 50g búp ổi non rửa sạch cho vào nồi, thêm 2 bát con nước rồi đun kỹ trong 15-20 phút. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày.
6. Tập yoga
Nghiên cứu chỉ ra rằng, vận động cơ thể có thể giảm cơn đau liên quan đến hội chứng ruột kích thích do tác dụng cân bằng hệ thần kinh tự chủ và kích thích nhu động ruột. Trong đó, yoga là một trong những bộ môn vận động có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Điều quan trọng là lựa chọn động tác yoga phù hợp với những triệu chứng cụ thể.
Khi bị đau quặn bụng, bạn nên thực hiện Tư thế em bé có vật đỡ. Tư thế phục hồi nhẹ nhàng này không cần phải chủ động giãn cơ. Việc cuộn người vào trong có thể kích thích đáp ứng thư giãn của cơ thể.
Cách thực hiện: Đầu tiên chống hai tay và đầu gối xuống sàn, ngồi lên hai gót chân. Úp người lên tấm chăn yoga hoặc chồng khăn gập lại. Giữ ở tư thế này 5 phút hoặc hơn.
7. Hít thở đúng cách
Giảm căng thẳng bằng các bài tập thở và chánh niệm cũng có thể giúp làm dịu các dây thần kinh ruột đang truyền cảm giác đau. Một nghiên cứu cho thấy sau 8 tuần thực hành giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm, hơn 70% những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo các triệu chứng ruột kích thích được cải thiện.
Khi xuất hiện cơn đau co thắt đại tràng, bạn có thể thực hành Bài thở vuông 5 (5-5-5) được thực hiện như sau: Hít vào bằng mũi trong 5 nhịp, giữ hơi thở đó trong 5 nhịp, sau đó thở ra bằng miệng trong 5 nhịp hoặc lâu hơn (động tác giống như thổi nến bánh sinh nhật).
Lưu ý
Chế độ ăn uống
Vì có biểu hiện khá đa dạng nên chế độ ăn dành cho người bị viêm đại tràng co thắt cần được cá thể hóa tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân:
- Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch. Nghiên cứu cho thấy, gluten làm tăng mức độ nhạy cảm của đường ruột và có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng như bánh kẹo, nước ngọt có gas…
- Tránh sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay hay các món chứa quá nhiều đạm…
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có tiền sử dị ứng, tránh các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng…
- Nên chia nhỏ bữa ăn, chú ý ăn chậm nhai kỹ và ăn chín uống sôi.
- Chú ý bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày để điều hòa nhu động ruột và hạn chế tình trạng mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài.
Thống kê cho thấy, triệu chứng của viêm đại tràng co thắt giảm đi đáng kể khi điều chỉnh chế độ ăn. Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân gần như không phải sử dụng thuốc để cải thiện bệnh.
Xem thêm: Thực đơn tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt
Chế độ sinh hoạt
Đây là những lưu ý về lối sống của các chuyên gia dành cho bệnh nhân để có thể chung sống vui khỏe với bệnh đại tràng co thắt:
- Khi xây dựng thực đơn ăn uống, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp kiểm soát và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Ngoài ra, ăn uống đúng cách còn hỗ trợ phòng ngừa tình trạng sụt cân, suy nhược do viêm đại tràng co thắt kéo dài.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hoạt động thể chất có vai trò điều hòa nhu động ruột và giảm căng thẳng thần kinh, từ đó có thể giảm rối loạn chức năng đại tràng và cải thiện các triệu chứng đáng kể.
- Giảm căng thẳng bằng cách cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Các biện pháp khác hỗ trợ giải tỏa stress mà bạn có thể thực hiện là sử dụng tinh dầu, nghe nhạc, tắm nước ấm, ngồi thiền, đọc sách…
Có thể bạn quan tâm: Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi triệt để được không?
Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ giảm đau co thắt đại tràng
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân đau co thắt đại tràng, giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh.
Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.
Tràng Phục Linh PLUS giúp:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng quặn thắt.
- Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
✔ Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
✔ Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), giao tận nhà ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |