Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây ra những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Thay vì lạm dụng thuốc, nhiều người lựa chọn các biện pháp tự nhiên để cải thiện triệu chứng, trong đó gừng là một nguyên liệu quen thuộc được đánh giá cao nhờ công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Mục lục
Giới thiệu chung về rối loạn tiêu hóa
loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị gián đoạn. Đây không phải là một bệnh cụ thể, mà là tập hợp của nhiều triệu chứng khác nhau như: đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng âm ỉ. Những biểu hiện này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ở người lớn do thói quen ăn uống không điều độ, căng thẳng kéo dài hoặc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa rất đa dạng. Có thể do chế độ ăn không hợp lý (ăn quá nhiều chất béo, thức ăn khó tiêu, uống nhiều rượu bia), căng thẳng tâm lý, rối loạn vận động ruột, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Ngoài ra, các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa mạn tính.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rối loạn tiêu hóa nếu kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, kém hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, việc nhận biết sớm và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý là rất cần thiết. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều người hiện nay cũng tìm đến các giải pháp tự nhiên để cải thiện triệu chứng, trong đó gừng là một vị thuốc dân gian được đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng có chữa được rối loạn tiêu hóa không?
Gừng (tên khoa học: Zingiber officinale) là một loại cây thân thảo lâu năm, được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị và dược liệu trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong Đông y, gừng có tên gọi là “sinh khương” (gừng tươi) hoặc “can khương” (gừng khô), được xếp vào nhóm dược liệu có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh phế, tỳ và vị. Với đặc tính này, gừng có tác dụng tán hàn (trừ lạnh), ôn trung (làm ấm dạ dày), chỉ ẩu (chống nôn), giải biểu (phát tán phong hàn) và hành khí (lưu thông khí huyết).
Y học cổ truyền sử dụng gừng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, đau bụng do lạnh, khó tiêu, tiêu chảy, cảm lạnh kèm đau bụng… Trong các bài thuốc dân gian, gừng thường được kết hợp với mật ong, muối, hoặc các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị. Ví dụ, trà gừng mật ong là bài thuốc quen thuộc giúp làm ấm bụng, giảm co thắt dạ dày và cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.
Một trong những thành phần chính trong gừng là gingerol, một hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này giúp thư giãn cơ trơn của đường tiêu hóa, giảm co thắt, từ đó làm dịu cảm giác đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, gừng còn kích thích tuyến nước bọt và tuyến vị tiết dịch tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, làm giảm cảm giác nặng bụng, đầy hơi sau ăn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the Medical Association of Thailand cho thấy, những người bị khó tiêu chức năng được cho dùng gừng trước bữa ăn đã cải thiện đáng kể các triệu chứng như đầy bụng và khó tiêu so với nhóm không sử dụng. Bên cạnh đó, gừng còn được chứng minh có hiệu quả trong việc chống buồn nôn, kể cả buồn nôn do say tàu xe, mang thai hoặc do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gừng không phải là thuốc chữa bệnh đặc hiệu. Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng tạm thời. Với các trường hợp rối loạn tiêu hóa kéo dài, do bệnh lý nền như viêm loét dạ dày hay hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách dùng gừng giảm rối loạn tiêu hóa
Để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng gừng, người dân có thể áp dụng một số cách đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
1. Uống trà gừng
Một trong những phương pháp phổ biến nhất là uống trà gừng. Cách làm rất đơn giản: thái vài lát gừng tươi, cho vào cốc nước nóng, để khoảng 5–10 phút cho các tinh chất trong gừng tiết ra rồi uống khi còn ấm.
Trà gừng giúp làm ấm bụng, giảm đầy hơi, buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc khi thời tiết lạnh.
2. Gừng pha mật ong
Ngoài trà gừng, gừng kết hợp với mật ong cũng là một bài thuốc dân gian rất được ưa chuộng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày, khi kết hợp với gừng sẽ tăng hiệu quả chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể nghiền nhỏ gừng, trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1, ngậm từng thìa nhỏ hoặc pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn 15–20 phút.
3. Gừng pha muối loãng
Một cách khác là nước gừng pha với muối loãng, giúp làm sạch đường ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy nhẹ do rối loạn tiêu hóa. Dùng 1–2 lát gừng tươi, đun với nước, sau đó thêm một nhúm muối nhỏ, uống khi còn ấm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng gừng để hỗ trợ tiêu hóa
Gừng là một vị thuốc tự nhiên quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để sử dụng gừng an toàn và hiệu quả, người dùng cần hiểu rõ đối tượng phù hợp và những lưu ý khi dùng.
- Gừng đặc biệt phù hợp với những người bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn sau ăn hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Người có cơ địa lạnh, hay bị lạnh bụng, cảm mạo phong hàn cũng có thể dùng gừng để làm ấm cơ thể và cải thiện tiêu hóa.
- Gừng rất thích hợp dùng vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn, giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, nếu muốn dùng gừng để giảm buồn nôn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước vì liều cao có thể gây co bóp tử cung.
- Người có bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp cao, vì gừng có thể làm tăng huyết áp nếu dùng quá nhiều.
- Người đang bị viêm loét dạ dày – tá tràng nặng, do tính cay và nóng của gừng có thể khiến tình trạng loét thêm nghiêm trọng.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu (như aspirin, warfarin), vì gừng có thể tương tác làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không phải là thuốc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy, không nên lạm dụng gừng thay cho các phương pháp điều trị chuyên khoa.
- Không nên dùng quá 5g gừng tươi mỗi ngày, đặc biệt với người có cơ địa nóng trong, huyết áp cao hoặc đang bị viêm loét dạ dày.
- Gừng nên được dùng khi đói bụng vừa phải hoặc sau ăn, tránh dùng lúc bụng quá no hoặc quá đói để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên kết hợp sử dụng gừng với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồng thời duy trì lối sống khoa học như ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng. Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài trên 1–2 tuần, hoặc có dấu hiệu bất thường như nôn ra máu, sụt cân nhanh, tiêu chảy kéo dài… người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. |