Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị viêm đại tràng. Chính vì vậy, lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Vậy bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để bảo vệ sức khỏe đường ruột? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Mục lục
Nguyên tắc ăn uống cho người viêm đại tràng
Dưới đây là 8 nguyên tắc ăn uống cho người viêm đại tràng mà bạn cần lưu ý.
- Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: Bổ sung đủ protein (1g/kg thể trọng/ngày) từ cá, trứng, thịt gà, đậu nành. Cung cấp 30 – 35 kcal/kg/ngày. Hạn chế chất béo dưới 15g/ngày. Đảm bảo đủ nước, vitamin và khoáng chất.
- Điều chỉnh chất xơ theo tình trạng bệnh: Người táo bón nên tăng chất xơ hòa tan từ rau củ, khoai lang, yến mạch. Còn trường hợp đang bị tiêu chảy nên tránh chất xơ không hòa tan như rau sống, trái cây khô.
- Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Ưu tiên bổ sung đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose.
- Ăn uống đúng giờ, nhai kỹ: Duy trì giờ ăn cố định, nhai kỹ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Chế biến hợp lý: Hạn chế các món chiên rán, ưu tiên luộc, hấp, kho để tránh kích thích ruột.
- Bổ sung vitamin C tự nhiên: Từ các loại thực phẩm như rau xanh, cam, ổi, cà chua thay vì uống viên bổ sung.
- Uống nước đúng cách: Uống nước buổi sáng, trước bữa ăn 1 giờ. Tránh uống quá nhiều nước ngay sau khi ăn và trong bữa ăn.
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
1. Nhóm rau củ dễ tiêu hóa
Rau họ bí (bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp)
- Giàu chất xơ hòa tan, giúp làm mềm phân và dễ đào thải.
- Hỗ trợ sản sinh lợi khuẩn, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
- Ít gây kích thích ruột, dễ tiêu hóa hơn so với rau có chất xơ cứng.
Củ gừng
- Giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn – những triệu chứng thường gặp ở người viêm đại tràng.
- Có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn khi dùng làm gia vị trong món ăn.
Củ nghệ
- Chứa Curcumin – hoạt chất kháng khuẩn mạnh, giúp làm lành niêm mạc đại tràng.
- Hỗ trợ giảm viêm, hạn chế tình trạng vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột.
2. Nhóm trái cây tốt cho hệ tiêu hóa
Quả bơ
- Cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Nghiên cứu cho thấy bơ giúp giảm suy dinh dưỡng ở bệnh nhân viêm đại tràng, đặc biệt là người bị gầy yếu, ăn uống kém.
Chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam, nho
- Giàu vitamin C giúp chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.
- Dễ tiêu hóa, không chứa quá nhiều đường fructose gây đầy bụng như một số loại trái cây khác.
3. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3, giảm viêm
Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi)
- Giàu Omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.
- Thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào miễn dịch, hạn chế tổn thương đại tràng.
- Nên chế biến bằng cách hấp, nấu súp thay vì chiên rán để tránh kích thích tiêu hóa.
Hạt óc chó, dầu hạt lanh, đậu nành
- Dồi dào axit béo Omega-3 giúp giảm viêm đại tràng, hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột.
- Ăn một ít hạt kết hợp với bánh mì mềm vào bữa sáng giúp cung cấp năng lượng mà không gây nặng bụng.
4. Nhóm thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa
Thịt trắng (gia cầm, hải sản)
- Cung cấp protein chất lượng cao, dễ hấp thu hơn thịt đỏ.
- Hàm lượng cholesterol thấp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Nên chọn phần thịt nạc, tránh da và mỡ để không gây khó tiêu.
Trứng
- Nguồn protein lành mạnh, dễ tiêu hóa ngay cả khi niêm mạc ruột bị viêm loét.
- Chứa nhiều vitamin nhóm B giúp chuyển hóa năng lượng nhanh chóng.
5. Nhóm thực phẩm giàu lợi khuẩn (Probiotics)
Sữa chua, kim chi, dưa muối, nấm sữa Kefir
- Chứa men vi sinh (Probiotics) giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa.
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho đường ruột, giảm nguy cơ viêm loét.
Lưu ý: Chỉ nên ăn sữa chua ít đường, dưa muối vừa phải để tránh kích thích niêm mạc đại tràng.
Viêm đại tràng không nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách những thực phẩm người bị viêm đại tràng nên hạn chế hoặc tránh xa.
1. Nhóm thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu
Rau họ cải (bắp cải, súp lơ, cải xanh…)
- Chứa nhiều chất xơ không hòa tan, khó tiêu hóa và dễ gây đầy hơi.
- Làm tăng áp lực lên đại tràng, có thể gây đau bụng và táo bón.
Các loại thực phẩm cứng, khó tiêu hóa
- Ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang bơ, trái cây sấy, hạt khô… có thể gây chướng bụng.
- Dễ cọ xát vào niêm mạc ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
2. Nhóm thực phẩm làm tăng viêm và kích thích đại tràng
Thịt đỏ, thịt mỡ
- Chứa nhiều chất béo bão hòa, gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ viêm nặng hơn.
- Cách thay thế: Nếu muốn ăn thịt, nên chọn phần thịt nạc, hạn chế ăn mỡ.
Đồ ăn cay, thực phẩm nhiều gia vị
- Capsaicin trong ớt, tiêu có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa.
- Dễ gây tiêu chảy hoặc làm vết viêm loét lan rộng.
Thực phẩm chứa nhiều đường
- Các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, đường nhân tạo (sorbitol, maltitol…) có thể gây co thắt đại tràng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Đường làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến viêm nặng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến bệnh nhân cảm thấy nặng bụng, khó chịu.
- Cách thay thế: Chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên rán.
3. Nhóm thực phẩm dễ gây nhiễm khuẩn, mất cân bằng hệ tiêu hóa
Thực phẩm sống, bảo quản lâu ngày
- Nem chua, gỏi cá, tiết canh, rau sống… có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột.
- Làm tăng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm.
- Cách thay thế: Ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.
Lúa mì, yến mạch (thực phẩm chứa gluten)
- Một số người bị viêm đại tràng có thể nhạy cảm với gluten, gây đau bụng, tiêu chảy.
- Dấu hiệu nhận biết: Nếu ăn lúa mì, yến mạch mà thấy triệu chứng nặng hơn, nên hạn chế tiêu thụ.
Sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose
- Sữa, phô mai, kem tươi chứa lactose có thể gây đầy bụng, tiêu chảy ở người không dung nạp lactose.
- Cách thay thế: Chọn sữa không lactose hoặc sữa hạt (hạnh nhân, đậu nành…).
4. Nhóm đồ uống có hại cho đại tràng
Cà phê, trà đặc, nước tăng lực
- Chứa nhiều caffeine có thể kích thích đại tràng, gây co bóp mạnh, dẫn đến tiêu chảy hoặc đau bụng.
- Làm tăng axit dạ dày, dễ gây trào ngược và kích thích ruột.
Rượu bia
- Làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây viêm nặng hơn.
- Gây tổn thương niêm mạc đại tràng, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Nước ngọt có gas
- Chứa nhiều đường và khí CO₂ có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
- Dễ kích thích đường ruột, gây tiêu chảy hoặc táo bón.
Thực đơn cho người viêm đại tràng
Thực đơn nên áp dụng vào hai bữa trưa và tối cho người bệnh. Cụ thể như sau:
Ngày | Bữa | Món ăn |
---|---|---|
Thứ 2 | Trưa | Cơm nát Trứng kho thịt nhừ Bí xanh luộc kỹ Nước bí luộc |
Tối | Cơm nát Đậu phụ sốt cà chua Su su luộc |
|
Thứ 3 | Trưa | Cháo thịt băm Thịt nạc băm vo viên Sữa chua |
Tối | Cơm nát Thịt gà băm nhỏ Rau bí đỏ xào dầu đậu nành |
|
Thứ 4 | Trưa | Cơm nát Cá quả hấp Rau cải xào nấm nhừ |
Tối | Phở thịt băm Sữa chua |
|
Thứ 5 | Trưa | Cơm nát Thịt băm rim mắm Rau muống luộc |
Tối | Bánh mì ruốc Sữa chua |
|
Thứ 6 | Trưa | Cơm nát Tôm rim mắm Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ |
Tối | Cơm nát Đậu ván luộc Cá kho tộ |
|
Thứ 7 | Trưa | Cơm nát Cật heo luộc Củ cải xào |
Tối | Cháo củ sen và hạt sen Vải khô |
Lưu ý: Buổi sáng người bệnh nên chọn các món ăn như bún, cháo, phở dễ ăn hơn. Khoảng thời gian giữa các bữa ăn nên ăn thêm hoa quả khác như vải, chuối, nho, long nhãn rất có lợi cho người bị viêm đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nên để điều trị tận gốc bệnh thì ngoài việc điều trị triệu chứng thì cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng thì bệnh mới có thể hết được.
Hiện nay, việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược để phục hồi chức năng đại tràng đang trở thành xu hướng. Những sản phẩm này có tính hiệu quả cao mà lại lành tính. Trong số đó, sản phẩm đang được tin cậy hàng đầu chính là Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp giữa 4 loại thảo dược Việt gồm Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá và 2 hoạt chất của y học hiện đại ImmuneGamma, 5-HTP mang lại những công dụng chính:
- Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, Viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng tại Đại học Y Hà Nội. Đặc biệt, năm 2024 Tràng Phục Linh PLUS vinh dự đạt giải thưởng Thương hiệu Quốc Gia.
➠ Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
➠ Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), giao tận nhà ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |
Chào bác sĩ, hai ba ngày nay cháu có biểu hiện: vừa ăn cơm xong là đau bụng, đi ngoài luôn, phân vàng có mùi. Đi xong là hết đau, đôi khi ăn no quá bụng vẫn sôi tức phần cạnh sườn bên trái. Xin hỏi cháu bị vậy có sao ko, hướng điều trị ah ?
bác sĩ ơi em cũng bị giống bạn này. cho em hỏi đây có phải dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng không ạ ?
Chào bạn!
Những triệu chứng trên là dấu hiệu của bệnh đại tràng. Nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn nên thu xếp thời gian đến bệnh viện để thăm khám và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
Chào bạn!
Những dấu hiệu của bạn có thể là do hệ tiêu hoá của bạn nhạy cảm hơn bình thường. Bạn nên thực hiện ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh và sinh hoạt điều độ thì tình trạng của bạn sẽ tự khỏi. Bạn cũng không nên ăn quá no trong 1 bữa ăn mà có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Nếu cần được tư vấn thêm về sức khoẻ thì bạn có thể gọi đến số điện thoại 1800 1506 (miễn cước) để được tư vấn thêm bạn nhé!
Chúc bạn luôn khoẻ!
bác sĩ ơi em nay 17t e đang mắc bệnh này
bác sĩ cho em hỏi có cách nào trị bệnh nhanh khỏi không ạ?
e cũng lo lắm ạ 🙂 e cũng đã đi khám rồi nhưng e vẫn lo ạ
Chào bạn Lâm Hào Phú!
Viêm đại tràng tức là trên niêm mạc đại tràng đang có vết tổn thương, cần làm lành vết tổn thương này thì bệnh mới có thể khỏi được. Và cần một thời gian tương đối dài thì mới làm lành vết niêm mạc đại tràng bị tổn thương được. Bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh có chứa thành phần ImmuneGamma để phục hồi niêm mạc đại tràng, tăng cường sức đề kháng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cần kiên trì điều trị thì bệnh sẽ khỏi hẳn bạn nhé.
Và với bệnh Viêm đại tràng, chế độ ăn uống rất quan trọng, bạn nên thực hiện theo như bài báo trên nhé.
Chúc bạn mau lành bệnh.
bác sĩ bảo e bị bệnh này cả năm, sáng nào cũng đi ngoài, nhưng dùng thuốc vài tháng r chưa khỏi, đi nội soi đại tràng, bác sĩ bảo bình thường, bệnh này không hết được à bác sĩ 🙁
Chào bạn Nguyễn Tài!
Có thể bạn đang bị Hội chứng ruột kích thích rồi. Đây là chứng bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để khỏi bệnh vì chưa rõ chính xác nguyên nhân gây bệnh, chỉ mới biết rằng bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức gây nên các rối loạn nhu động ruột. Cần ổn định thần kinh đại tràng nhạy cảm thì bệnh sẽ ổn định lâu dài, ít bị tái phát.
Cháu đi khám và được chuẩn đoán là viêm đại tràng, hiện đang dung đại tràng hoàn bà giằng, liệu có khỏi được không ạ?
Chào bạn,
Viêm đại tràng nghĩa là tình trạng đại tràng bị viêm tổn thương và viêm loét bị tổn thương, vì vậy để chữa khỏi được bệnh thì phải tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
Bạn cũng có thể sử dụng được Đại tràng hoàn Bà Giằng, nhưng sản phẩm này chỉ giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng, vì vậy bệnh vẫn có thể bị tái phát lại. Vì vậy, bạn nên tìm sản phẩm có công dụng có vừa có công dụng tái tạo niêm mạc đại tràng, vừa giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh để dùng bạn nhé!
Cần thêm thông tin gì, bạn có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1506 bạn nhé
Cảm ơn bạn nhiều,