Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến trong hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết viêm đại tràng có lây không hay có di truyền không. Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên chi tiết nhất.
Mục lục
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh chia thành 2 dạng chính: cấp tính và mãn tính. Triệu chứng phổ biến bao gồm: đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
Một số nguyên nhân gây ra viêm đại tràng như: nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, chế độ ăn uống không điều độ, rượu bia, stress, hoặc do các bệnh tự miễn.
Viêm đại tràng có lây không?
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa chứ không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó KHÔNG lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có khả năng bị lây GIÁN TIẾP qua đường tiêu hóa nếu nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi khuẩn đường ruột (như E.coli, Salmonella), ký sinh trùng (như Giardia, amip) hoặc virus gây bệnh đường tiêu hóa. Những tác nhân này có khả năng bị lây lan từ người này sang người khác theo đường phân – miệng.
Cụ thể:
- Người bệnh đi vệ sinh xong không rửa tay, sau đó chuẩn bị thức ăn → vi khuẩn có thể lây sang người khác qua đồ ăn.
- Ăn thực phẩm nhiễm bẩn, uống nước chưa đun sôi kỹ → lây vi khuẩn gây viêm đại tràng.
Ngoài ra, một số trường hợp làm tăng nguy cơ gián tiếp bị lây nhiễm mầm bệnh gây viêm đại tràng như: dùng chung các vật dụng cá nhân (khăn, bàn chải đánh răng với người có mầm bệnh tiêu hóa), ăn uống không hợp vệ sinh, ăn sống, ăn tái…
Viêm đại tràng lây qua những con đường nào?
Mặc dù viêm đại tràng không phải là bệnh truyền nhiễm lây trực tiếp từ người sang người, nhưng một số tác nhân gây bệnh liên quan đến viêm đại tràng có thể lây GIÁN TIẾP bằng những con đường sau:
1. Lây qua đường tiêu hóa – cách phổ biến nhất
Một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm đại tràng có thể xâm nhập cơ thể qua miệng trong quá trình ăn uống bao gồm:
- Ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ như thịt sống, rau sống không rửa kỹ
- Uống nước chưa đun sôi, nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc
- Ăn thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn do bảo quản sai cách
- Sử dụng thực phẩm chế biến trong môi trường không đảm bảo vệ sinh như quán ăn vỉa hè, đường phố…
2. Dùng chung vật dùng cá nhân với người nhiễm mầm bệnh
Việc sử dụng chung các đồ dùng như bàn chải đánh răng, khăn tắm, ly nước hay bát đũa với người đang mang mầm bệnh đường tiêu hóa có thể khiến vi khuẩn lan sang cơ thể bạn mà không hay biết.
3. Thói quen vệ sinh kém – điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát trển
- Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc chế biến thực phẩm
- Không làm sạch nhà vệ sinh, khu vực chế biến thực phẩm
- Để móng tay dài, bẩn – nơi tích tụ nhiều vi khuẩn
4. Lây nhiễm chéo trong môi trường tập thể
Các môi trường đông người như:
- Nhà trẻ, lớp học, bệnh viện, viện dưỡng lão
- Nhà hàng, căng tin, bếp ăn công nghiệp Nếu không kiểm soát vệ sinh tốt, đây sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn và ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm, tay nắm cửa, vật dụng dùng chung…
Viêm đại tràng có di truyền không?
Viêm đại tràng có di truyền hay không còn phụ thuộc vào từng loại bệnh và nguyên nhân gây viêm đại tràng. Cụ thể:
Trường hợp viêm đại tràng thông thường
- Nếu bệnh viêm đại tràng là do các nguyên nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn uống không khoa học hoặc căng thẳng kéo dài thì không liên quan đến yếu tố di truyền.
- Những nguyên nhân này xuất phát từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt, nên không thể truyền từ cha mẹ sang con qua gen.
Trường hợp viêm đại tràng do rối loạn tự miễn dịch
- Các dạng bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đây là những bệnh thuốc nhóm rối loạn miễn dịch mãn tính, nên có yếu tố di truyền từ những người thân trong cùng gia đình.
- Theo nghiên cứu từ Tổ chức Crohn và Colitis Foundation (Mỹ), có khoảng 10-25% người mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có người thân trong gia đình cũng bị bệnh.
- Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Genetics cũng xác định hơn 200 biến thể gen có liên quan đến nguy cơ mắc viêm loét đại tràng và Crohn, trong đó các gen liên quan đến phản ứng miễn dịch như NOD2, IL23R, ATG16L1 đóng vai trò quan trọng.
- Một nghiên cứu cho thấy nếu cả cha và mẹ đều mắc một dạng bệnh viêm ruột, nguy cơ con cái mắc bệnh Crohn lên đến 35%.
Cách xử lý viêm đại tràng nếu bị lây do nhiễm khuẩn
Nếu thấy có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị nhiễm viêm đại tràng do lây nhiễm từ vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng, người bệnh cần:
1. Thăm khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt
- Việc tự ý dùng thuốc hoặc chậm trễ trong chẩn đoán có thể khiến bệnh trở nặng hoặc biến chứng.
- Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân cụ thể.
2. Tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ
- Nếu do vi khuẩn → có thể cần dùng kháng sinh đặc hiệu.
- Nếu do ký sinh trùng → cần thuốc diệt ký sinh theo chỉ định.
- Tránh lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc tiêu chảy vì có thể làm bệnh nặng thêm nếu không đúng nguyên nhân.
3. Sát trùng và cách ly đồ dùng cá nhân
- Không dùng chung đồ dùng như khăn tắm, bàn chải răng, ly nước với người khác.
- Giặt và tiệt trùng các vật dụng sau khi sử dụng.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
- Ăn nhẹ, dễ tiêu hóa trong giai đoạn cấp.
- Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, lên men.
- Hạn chế sữa tươi nếu có biểu hiện tiêu chảy do lactose.
- Ưu tiên cháo loãng, súp, rau nấu chín mềm.
5. Bổ sung men vi sinh và nước đầy đủ
- Duy trì hệ vi sinh đường ruột ổn định bằng men vi sinh.
- Uống nước ấm thường xuyên để bù nước, đặc biệt nếu có tiêu chảy.
6. Nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi triệu chứng
- Tránh làm việc quá sức, stress vì có thể khiến triệu chứng nặng thêm.
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, tiêu chảy ra máu, mất nước… để tái khám kịp thời.
Điều quan trọng nhất là không tự ý điều trị tại nhà nếu không rõ nguyên nhân. Việc xác định chính xác nguồn lây và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục và ngăn ngừa tái phát.
Cách phòng tránh viêm đại tràng
Phòng tránh viêm đại tràng không chỉ giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về đường ruột. Dưới đây là những cách phòng bệnh khoa học và hiệu quả:
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch kỹ thực phẩm trước khi chế biến, đặc biệt là rau sống và thịt cá sống.
- Không dùng chung khăn, bàn chải, ly nước với người khác.
Ăn chín, uống sôi
- Tuyệt đối không ăn đồ sống, tái, đặc biệt là trong môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Chỉ uống nước đun sôi, nước đóng chai uy tín – tránh dùng nước đá không rõ nguồn gốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chiên rán.
- Ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám để hỗ trợ nhu động ruột.
- Tránh các thực phẩm lên men mạnh, rượu bia, nước ngọt có gas.
Tăng cường vận động và kiểm soát stress
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài – đây là yếu tố kích hoạt các đợt viêm đại tràng mãn tính.
Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm bệnh lý tiêu hóa
- Đặc biệt nếu bạn có người thân mắc các bệnh viêm đại tràng tự miễn như Crohn hay viêm loét đại tràng.
- Khám định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường để xử lý kịp thời, tránh biến chứng.
Chủ động phòng tránh chính là chìa khóa để bạn duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. |