Tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi như hiện nay gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự gia tăng các trường hợp mắc viêm đại tràng giả mạc. Vậy viêm đại tràng giả mạc là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Tổng quan
Viêm đại tràng giả mạc (hay còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. difficile). Đây là tình trạng viêm chủ yếu do vi khuẩn Clostridium difficile phát triển quá mức. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp là do liên quan đến các vi khuẩn khác.
Bệnh thường gây đau đớn và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì người bệnh vẫn có thể chữa khỏi thành công.
Triệu chứng
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng giả mạc có thể như:
- Đi ngoài phân lỏng, chảy nước
- Đau bụng, đau âm ỉ hoặc đau rất dữ dội
- Sốt
- Đi ngoài có dịch nhầy trắng
- Buồn nôn
- Mất nước
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu từ 1 – 2 ngày sau khi dùng các loại kháng sinh hoặc có thể xảy ra sau vài tuần khi ngưng kháng sinh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng giả mạc là do nhiễm khuẩn Clostridioides difficile (C. diff). Tình trạng này xảy ra do người bệnh sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc này làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột, tạo điều kiện cho C.diff phát triển quá mức và sản sinh độc tố gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, thuốc hóa trị hoặc ngộ độc kim loại nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Một số loại kháng sinh có nguy cơ cao làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho C. diff phát triển, bao gồm:
- Clindamycin
- Cephalosporin
- Penicillin
- Fluoroquinolone
- Aztreonam
- Carbapenem
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Người đang điều trị tại bệnh viện hoặc viện dưỡng lão
- Người vừa dùng kháng sinh hoặc trải qua phẫu thuật
- Người trên 65 tuổi hoặc có hệ miễn dịch suy yếu
- Bệnh nhân từng bị nhiễm C. diff trước đây
Việc nhận biết sớm nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm đại tràng giả mạc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Một số biến chứng có thể xảy ra như:
Mất nước kèm mất cân bằng điện giải
Viêm đại tràng giả mạc nặng có thể gây tiêu chảy liên tục (từ 10 – 15 lần/ngày), khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn chất điện giải nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến huyết áp thấp do thiếu nước, giảm lượng máy lưu thông và nguy cơ bị suy thận.
Rò rỉ dịch từ đại tràng
Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chất lỏng có thể rò rỉ vào khoang bụng, gây sưng bụng. Đồng thời, cơ thể cũng mất protein quan trọng như albumin, khiến tay chân người bệnh bị phù nề.
Đại tràng phình to
Tình trạng viêm đại tràng giả mạc bị nặng nếu không kiểm soát kịp thời dẫn đến sưng tấy nghiêm trọng và gây tắc nghẽn hoạt động tiêu hóa thức ăn, nguy cơ vỡ đại tràng, gây nhiễm trùng ổ bụng nặng.
Thủng đại tràng
Trong một số trường hợp, tình trạng bị viêm quá nặng, thành đại tràng có thể bị thủng, rách hoặc gây nhiễm trùng vùng ổ bụng.
Nhiễm trùng huyết
Là do vi khuẩn xâm nhập vào đường máu gây ra nhiễm trùng dẫn đến cơ thể bị rối loạn các chức năng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán
Viêm đại tràng giả mạc được chẩn đoán bằng một số kỹ thuật:
- Xét nghiệm mẫu phân: Sử dụng một số mẫu phân khác nhau để phát hiện vi khuẩn C. difficile lây nhiễm trong đại tràng
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này có tác dụng chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào bạch cầu từ đó xác định bạn có mắc phải viêm đại tràng giả mạc không
- Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc hay không, có xuất hiện những mảng màu vàng và vết sưng hay không
- Xét nghiệm bằng hình ảnh: Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột.
Điều trị
Việc điều trị viêm đại tràng giả mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
Ngừng thuốc gây bệnh
Trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc (đặc biệt là kháng sinh), bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng hoặc thay đổi loại thuốc đang sử dụng.
Dùng thuốc kháng sinh đặc trị
Còn nếu nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng giả mạc là do vi khuẩn Clostridioides difficile (C. diff), bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn này. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Metronidazole
- Vancomycin
- Fidaxomicin
Hỗ trợ điều trị
Một số trường hợp người bệnh viêm đại tràng giả mạc không cần dùng thuốc mà chỉ cần chăm sóc hỗ trợ để cơ thể phục hồi như:
- Truyền dịch tĩnh mạch để bù nước và điện giải do tiêu chảy kéo dài
- Dinh dưỡng tĩnh mạch để giúp đại tràng nghỉ ngơi và hồi phục
Điều trị biến chứng
Một số người bệnh viêm đại tràng đã có dấu hiệu nặng và xuất hiện biến chứng, người bệnh cần điều trị chuyên sâu hoặc chăm sóc đặc biệt.
Phẫu thuật (trong trường hợp nghiêm trọng)
Ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng rất nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, viêm phúc mạc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng để bảo vệ tính mạng.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc, người bệnh cần kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn Clostridioides difficile (C. diff), đặc biệt trong môi trường dễ bị lây nhiễm như bệnh viện và viện dưỡng lão. Những nơi này có nguy cơ lây nhiễm cao, khiến người bệnh rất dễ mắc viêm đại tràng giả mạc. Cụ thể như:
- Cách ly bệnh nhân nhiễm C.diff: Nếu đang ở trong viện cùng bệnh nhân nhiễm C.diff thì nên tách riêng phòng, ăn uống và tiếp xúc gần người bệnh để hạn chế sự lây lan của các các vi khuẩn trên.
- Rửa tay đúng cách: Nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm để ngăn ngừa các loại virus và vi khuẩn.
- Vệ sinh môi trường xung quanh: thường xuyên khử trùng, xịt khuẩn và lau dọn sạch sẽ môi trường sống xung quanh để hạn chế nơi trú ẩn của các loại vi khuẩn, để tránh nguy cơ gây bệnh viêm nhiễm đường ruột.
- Bổ sung thêm các chất lỏng và thực phẩm mềm dễ tiêu hóa giúp người bệnh dễ hấp thụ hơn.
- Tránh các loại thực phẩm gây kích thích đường ruột (đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán), vì chúng có thể khiến các triệu chứng ngày nặng thêm.
Trên đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đại tràng giả mạc. Tuy nhiên, trường hợp nếu bạn bị nhiễm C.diff thì cũng không cần quá lo lắng, hãy theo dõi các triệu chứng và thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị càng sớm càng tốt.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. |