Cam là loại trái cây được biết đến với rất nhiều công dụng như tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh cân bằng cholesterol, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón… Chính vì thế, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Người bị viêm đại tràng có nên ăn cam không?” Cùng Trangphuclinh.com đi tìm câu trả lời ở dưới đây nhé.
Mục lục
Giá trị dinh dưỡng của cam với người viêm đại tràng
Cam được biết đến là loại trái cây rất giàu vitamin C và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là hoạt chất flavonoid với tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư hiệu quả.
Không chỉ vậy, với hai hoạt chất hesperidin và naringin cùng các chất chuyển hóa khác trong cam có khả năng cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp làm giảm mức độ viêm đường tiêu hóa và tăng cường chức năng bảo vệ hàng rào ruột. Đồng thời, hai hoạt chất này khi đến ruột non và ruột kết sẽ được chuyển hóa thành aglycone nhờ hệ vi sinh đường ruột. Điều này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, phát huy chức năng hàng rào ruột và chống viêm hiệu quả.
Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan cùng hàm lượng vitamin C dồi dào, nước cam có tác dụng làm tăng sức đề kháng, hấp thu thức ăn tốt, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đại tràng và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… Bên cạnh đó, cam còn cung cấp hàm lượng nước và kali cao giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bù nước, điện giải, rất phù hợp cho người bị tiêu chảy nhẹ.
Người viêm đại tràng có nên ăn cam không?
Trong một thử nghiệm lâm sàng về “Tác động của nước cam đối với nồng độ glucose trong máu, lipid và các chất chuyển hóa của hệ vi khuẩn đường ruột”, Fidelix và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 10 người phụ nữ có chế độ ăn uống bình thường uống 300 mL/ngày nước cam trong vòng 2 tháng và nhóm đối chứng không sử dụng nước cam trong 1 tháng. Kết quả cho thấy có sự gia tăng vi khuẩn Lactobacillus spp., Akkermansia spp. và Ruminococcus spp., giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột và làm tăng thành phần phân của Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. Từ đó giúp giảm viêm nhiễm, tăng kích thước phân, giảm thiểu các triệu chứng viêm đại tràng như tiêu chảy, đi phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, đau bụng, đầu hơi hay khó tiêu,…
Như vậy, người viêm đại tràng có thể ăn hoặc uống nước cam, nhưng người bệnh cần ăn đúng cách để tránh kích thích đường ruột gây trình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
Cách ăn cam đúng cho người viêm đại tràng
Dưới đây là một số cách ăn cam đúng mà người bệnh có thể tham khảo:
- Uống nước cam pha loãng: Việc này sẽ giúp làm giảm độ axit có trong cam, từ đó giảm thiểu khả năng kích thích niêm mạc ruột. Người bệnh có thể pha nước cam theo tỷ lệ 1 phần nước cam: 2 phần nước lọc để giúp dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên đại tràng.
- Tránh uống khi bụng đói: Uống nước cam khi đói có thể gây kích thích dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Người bệnh nên uống nước cam sau bữa ăn ít nhất 1 – 2 giờ.
- Nên uống với lượng nhỏ: Khi mới bắt đầu, hãy uống một lượng nhỏ nước cam khoảng 50-100ml, để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu không thấy có triệu chứng khó chịu như đau bụng hay tiêu chảy, người bệnh có thể từ từ tăng dần liều lượng.
- Không kết hợp với sữa hoặc thực phẩm dễ lên men: Nên tránh uống nước cam cùng với sữa hoặc các thực phẩm dễ lên men như sữa chua và bánh mì.
- Chọn cam chín và tươi: Việc lựa chọn cam chín, tươi ngon là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Không sử dụng cam có dấu hiệu hỏng, mốc, ủng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thêm cam hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào vào chế độ ăn uống, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe.
Người viêm đại tràng không nên ăn cam khi nào?
Dưới đây là một số trường hợp người viêm đại tràng không nên ăn cam để tránh làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn:
- Khi bị tiêu chảy nặng: Cam có tính axit nên khi đi vào đường ruột sẽ gây kích thích niêm mạc ruột và làm triệu chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
- Viêm loét đại tràng nghiêm trọng: Axit citric trong cam có thể gây kích ứng vết loét, làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.
- Khi bị đầy hơi, chướng bụng: Một số người bệnh có hệ tiêu hóa nhạy cảm sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu sau khi ăn cam, hãy ngừng sử dụng hoặc loại bỏ cam ra khỏi chế độ ăn uống.
- Đang trong quá trình uống thuốc điều trị viêm đại tràng: Cam có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số loại thuốc điều trị viêm đại tràng, làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc viêm đại tràng có nên ăn cam không. Ngoài việc bổ sung thêm cam, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất khác để cân bằng hệ đường ruột. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, tránh làm tình trạng viêm trở nặng.
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |