Viêm đại tràng là bệnh của đường tiêu hóa đi kèm với những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,… do viêm mạc bị tổn thương. Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều người thắc mắc rằng “Người viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?” Hãy cùng Trangphuclinh.com tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Lợi ích dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang (tên khoa học là Ipomoea batatas) có chứa các thành phần thiết yếu trong cơ thể con người như protein, chất béo, các diastase, các vitamin A B, C, D và khoáng chất như tanin, pentosan, kali và magie,….
Theo Đông y, củ khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, mạnh tỳ thận và ích khí lực. Không chỉ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoai lang còn được biết đến như một loại thuốc quý với các công dụng nổi bật như:
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, ung thư, đột quỵ nhờ vào một loại protein có khả năng ức chế hoạt động của protease.
- Tốt cho hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Giúp bôi trơn khoang khớp.
Người bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
Khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, đặc biệt cho người bị viêm đại tràng. Khoai lang có vị ngọt, tính bình, nếu thường xuyên bổ sung sẽ có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ cơ thể, tiêu viêm và lợi mật,… (nguồn: suckhoedoisong.vn). Đồng thời, giúp đẩy lùi phản ứng viêm, giảm tình trạng viêm sưng và đau thắt cho những người bị viêm đại tràng.
Bên cạnh đó, theo y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện, trong khoai lang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, tinh bột, protein, glicose, beta carotene, potassium, hơn 10 loại khoáng chất và các yếu tố vi lượng khác. Các chất này có tác dụng tạo nên một lớp màng bọc trên lớp niêm mạc, giúp bảo vệ thành đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Từ đó, làm giảm thiểu các tổn thương ở lớp niêm mạc tại bộ phận này.
Đặc biệt, trong khoai lang có chứa thành phần Choline – một chất có khả năng chống viêm rất tốt. Nếu người bệnh ăn khoai lang đều đặn mỗi ngày sẽ có thể đẩy lùi các phản ứng viêm bên trong đại tràng hiệu quả. Đồng thời, loại thực phẩm này còn chứa các nhóm chất batafoside có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn và nấm gây hại cho đường ruột.
Ngoài ra, các thành phần vitamin và khoáng chất trong khoai lang còn có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây hại cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Hàm lượng chất xơ có trong củ khoai lang khá cao, giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và hạn chế nguy cơ táo bón xảy ra.
Lưu ý khi ăn khoai lang cho người viêm đại tràng
Tuy khoai lang mang lại nhiều lợi ích tốt cho người bị viêm đại tràng, nhưng người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ra những tác nhân khác không mong muốn:
- Chỉ nên ăn từ 200 – 300g khoai lang/ ngày.
- Không ăn khoai lang khi bụng đói để tránh làm kích thích tiết axit dạ dày gây ợ chua, nóng ruột và hạ đường huyết.
- Không ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ gây ra khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Không ăn khoai lang sống vì có thể gây nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
- Khoai lang cần hấp, nấu chín kỹ để loại bỏ men gây đầy bụng, khó tiêu.
- Người mắc bệnh đại tràng kích thích, người bị bệnh thận, bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn khoai lang.
- Không ăn khoai lang có đốm đen, khoai đã mọc mầm.
Gợi ý các món ăn từ khoai lang cho người viêm đại tràng
Sau đây là một số gợi ý các món ăn ngon, hấp dẫn từ khoai lang thay đổi cũng như bổ sung vào thực đơn của người bị viêm đại tràng:
Khoai lang hấp
Hấp là cách làm phổ biến và dễ dàng nhất nhằm giúp giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng có trong củ khoai lang. Khoai hấp cũng sẽ ngọt hơn so với luộc và mềm hơn so với nướng. Người bệnh thực hiện hấp khoai theo các bước sau:
- Sơ chế, rửa sạch khoai và cho vào nồi hấp cách thủy.
- Cho củ to xuống dưới, nhỏ lên trên để khoai chín mềm đều.
- Hấp với lửa to để nước sôi bốc hơi lên. Về sau hạ nhỏ lửa và hấp đến khi chín mềm.
Canh khoai lang thịt lợn băm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoai lang vàng: 200g
- Thịt lợn băm: 100g
Cách thực hiện:
- Sơ chế khoai lang, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái miếng vừa ăn.
- Thịt băm cho vào nồi nước nấu với lửa nhỏ.
- Khi thịt chín, cho khoai vào nồi nấu cho đến khi khoai chín với lửa nhỏ.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho ra bát thưởng thức.
Cháo khoai lang
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khoai lang đỏ: 200g
- Gạo tẻ: 100g
Cách thực hiện:
- Cho khoai lang vào chậu nước rồi dùng bàn chải chà nhẹ ở phần bỏ bên ngoài để làm sạch các lớp đất bám quanh. Sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi vớt ra để ráo.
- Dùng dao thái khoai thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Vò gạo sơ với nước để làm sạch bụi bẩn rồi cho vào nồi cùng 1,5 lít nước. Bắc lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở đều.
- Khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai vào nấu chung, khi khoai chín thì tắt bếp.
- Người bệnh nêm mến cháo độ mặn ngọt tùy thích.
- Nên ăn cháo khoai lang khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon và các chất dinh dưỡng.
Khoai lang hầm cá quả và nghệ tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá quả nhỏ: 1 con
- Khoai lang: 500g
- Nghệ tươi: 1 củ
Cách thực hiện:
- Mang khoai gọt bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch mầm mủ, vớt ra cho ráo nước rồi thái miếng vừa ăn. Nghệ tươi bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát.
- Cá quả mang đánh vảy, mổ bụng loại bỏ phần ruột, dùng muối chà xát vào thân cá để loại bỏ phần nhớt và mùi tanh của cá. Sau đó, rửa qua nhiều lần với nước để làm sạch hoàn toàn.
- Dùng dao cắt cá thành các khúc ngắn, ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
- Cho cá lóc, khoai lang và nghệ tươi vào nồi hầm chung với nhau, đun với lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Nên ăn canh với cơm khi còn nóng, không dùng khi canh nguội vì cá có mùi tanh khó ăn.
Bánh bao khoai lang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột mì: 300g
- Khoai lang vàng: 400g
- Vừng: 50g
- Đường cát trắng: 150g
Cách thực hiện:
- Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngủ và hấp chín.
- Nghiền nhuyễn khoai rồi chia làm 2 phần: 1 phần trộn với bột mì và sữa tươi để làm vỏ bánh; phần còn lại trộn đều với đường, vò viên rồi lăn qua với vừng để làm nhân bánh.
- Lấy phần bột mì còn lại nhào mịn với sữa tươi.
- Mang cả 2 phần bột ủ trong 30 phút.
- Lấy 2 phần bột ra nhào rồi cán dẹt, chồng 2 phần bột lên nhau rồi cuộn tròn. Sau đó cắt bột thành từng phần nhỏ đều nhau để làm vỏ bánh.
- Cán dẹt các khối nhỏ rồi cho nhân vào giữa, gấp mép bánh lại sao cho bao trọn phần nhân.
- Cho bánh bao vào nồi hấp chín trong vòng 15 phút.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giải đáp được các thắc mắc về người viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không. Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe hệ tiêu hóa. Điều này nhằm kiểm soát được mức độ tiến triển của bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng nặng hơn và gây ra các biến chứng không mong muốn.
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |