Sữa chua là một trong những loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa rất tốt. Bởi trong sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn và men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng Trangphuclinh.com tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Sữa chua có tác động thế nào đến hệ tiêu hóa?
Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như calo, các loại vitamin như vitamin D, B2, B12 và các loại khoáng chất như canxi, protein, kali, magie, photpho, chất béo, chất béo bão hòa,…
Đây là một trong những thực phẩm giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh nhờ chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic. Những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón hay rối loạn tiêu hóa.
Khi ăn sữa chua, lợi khuẩn probiotic đi vào đường ruột và giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Điều này giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, sữa chua còn chứa enzym lactase – một loại enzym quan trọng giúp phân giải lactose. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người không dung nạp lactose, giúp họ tiêu hóa các sản phẩm từ sữa dễ dàng hơn mà không gặp phải tình trạng đau bụng hay tiêu chảy.
Bên cạnh việc hỗ trợ tiêu hóa, sữa chua còn giúp tăng cường sức đề kháng của đường ruột, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng.
Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người mắc viêm đại tràng thường có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn có hại gia tăng nhiều hơn làm kích thích phản ứng viêm. Một nghiên cứu nhỏ năm 2022 cho thấy những người mắc viêm đại tràng ở mức độ nhẹ đến trung bình khi sử dụng probiotics có tỷ lệ thuyên giảm bệnh cao hơn so với nhóm dùng giả dược. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sữa chua giàu probiotics có thể hỗ trợ đường ruột và giảm viêm. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ chế hoạt động của probiotics trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Vì vậy, người viêm đại tràng nên ăn sữa chua bởi những lợi ích dưới đây:
- Hàm lượng lợi khuẩn probiotics cao có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, ổn định hệ tiêu hóa và đường ruột, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, mang lại hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Sữa chua bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột, điều này giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.
- Các lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn có hại, ký sinh trùng gây viêm đại tràng như E.Coli, nấm Candida albicans,…
- So với nồng độ axit trong dịch vị đường ruột thì nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể. Vì thế, người bị viêm đại tràng ăn sữa chua sẽ không làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
- Ăn sữa chua giúp cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chứng bụng và cân bằng hoạt động co thắt đại tràng quá mức.
Cách ăn sữa chua đúng cho người viêm đại tràng
Sữa chua có thể hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp người bệnh ăn sữa chua mà không gây kích ứng đường ruột:
- Nên chọn sữa chua không đường, ít béo hoặc sữa chua từ thực vật (như sữa chua hạnh nhân, sữa chua dừa) là lựa chọn tốt cho người nhạy cảm với lactose.
- Khuyến nghị ăn với lượng vừa phải, khoảng 100-150g/ngày, lượng vừa đủ giúp cơ thể dễ hấp thụ mà không gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Ăn sữa chua sau bữa ăn chính để giảm kích ứng cho dạ dày và đại tràng nhằm cải thiện tiêu hóa cũng như cung cấp lợi khuẩn sau khi ăn.
Lưu ý khi ăn sữa chua cho người viêm đại tràng
Tuy sữa chua được chứng minh có lợi cho sức khỏe người bị viêm đại tràng nhưng không phải ăn nhiều là tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn sữa chua:
- Nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng. Không bảo quản ở ngăn đông, đặc biệt ở nhiệt độ thường tránh làm chết men vi sinh có trong sữa chua.
- Nên ăn sữa chua nguyên chất, ít hương vị tạo mùi nhân tạo.
- Nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày là đủ, tương đương với 100-200ml/ngày.
- Người bệnh chỉ nên ăn sữa chua cách thời điểm uống thuốc từ 2-3 giờ. Bởi trong thành phần thuốc có thể làm mất đi công dụng của probiotic trong sữa chua.
- Không đun nóng sữa chua trước khi ăn, bởi nhiệt độ cao có thể làm vỡ cấu trúc lợi khuẩn probiotic (chết men).
- Ngoài sữa chua dạng ăn, người bệnh có thể bổ sung thêm dòng sản phẩm sữa chua uống. Hai dạng này không quá khác nhau về thành phần cũng như công dụng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, người bệnh đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?”. Sữa chua có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa nhờ chứa lợi khuẩn giúp cân bằng đường ruột. Tuy nhiên, người bị viêm đại tràng cần ăn đúng cách, chọn sữa chua phù hợp và ăn với lượng vừa phải.
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |