Thường xuyên có các triệu chứng đau vùng dưới sườn phải đến vùng chậu và thỉnh thoảng đau ở giữa cũng có lúc xuống vùng chậu. Vậy đây có phải là dấu hiệu của viêm đại tràng không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân đau hạ sườn phải thường gặp
Đau hạ sườn phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Viêm gan hoặc bệnh lý về gan
- Gan nằm ở phần lớn phía hạ sườn phải, do đó khi gan bị viêm, gan nhiễm mỡ hay tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc nặng tức vùng này.
- Biểu hiện thường gặp: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt.
Viêm túi mật hoặc sỏi mật
- Túi mật nằm ngay dưới gan, nếu bị viêm hoặc có sỏi gây tắc nghẽn sẽ dẫn đến các cơn đau nhói, dữ dội, đặc biệt sau khi ăn đồ dầu mỡ.
- Có thể lan ra vai phải hoặc sau lưng, kèm buồn nôn, nôn, sốt.
Rối loạn chức năng ruột non, ruột già
- Những rối loạn nhẹ như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy cũng có thể gây đau nhẹ vùng hạ sườn phải.
- Viêm ruột thừa (giai đoạn đầu) cũng có thể biểu hiện đau ở vùng này trước khi lan xuống bụng dưới bên phải.
Viêm đại tràng
- Tuy đại tràng chủ yếu nằm ở vùng bụng dưới, nhưng phần góc gan của đại tràng (nằm gần gan) khi viêm vẫn có thể gây đau vùng hạ sườn phải.
- Kèm theo là các triệu chứng tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc kèm nhầy máu, đầy hơi, chướng bụng.
Các bệnh về thận phải
- Nhiễm trùng thận, sỏi thận hoặc ứ nước thận có thể gây đau vùng hạ sườn phải lan ra sau lưng hoặc xuống hông.
- Có thể đi kèm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc sốt cao.
Đau do cơ hoặc thần kinh liên sườn
- Đôi khi chỉ là đau do căng cơ, hoạt động sai tư thế hoặc viêm dây thần kinh liên sườn cũng khiến vùng này đau.
- Cơn đau thường lan dài theo xương sườn, tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc cử động mạnh.
Một số nguyên nhân khác ít gặp
- Mang thai ngoài tử cung (với phụ nữ)
- Viêm phổi, viêm màng phổi bên phải
- U hoặc chấn thương vùng gan – mật
Đau hạ sườn phải có phải viêm đại tràng không?
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và thường gây đau ở vùng bụng dưới, đặc biệt là bên trái. Tuy nhiên, do cấu trúc của đại tràng có một đoạn uốn cong gọi là “góc gan” nằm gần vùng hạ sườn phải, nên trong một số trường hợp viêm, người bệnh có thể cảm thấy đau tại đây. Đây là lý do khiến nhiều người nhầm lẫn giữa cơn đau này với các bệnh lý gan mật hoặc thận.
Tuy nhiên, nếu đau do viêm đại tràng thường đi kèm các triệu chứng rõ ràng như:
- Đau âm ỉ, kéo dài, có thể tăng lên sau ăn
- Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng, nhầy, có thể lẫn máu
- Chướng bụng, đầy hơi, buồn đi ngoài nhiều lần trong ngày
Nếu chỉ đơn thuần là đau vùng hạ sườn phải mà không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như trên, khả năng do viêm đại tràng là khá thấp. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể đến từ gan, túi mật, thận hoặc thậm chí là các dây thần kinh và cơ vùng liên sườn.
Viêm đại tràng có thể là nguyên nhân gây đau hạ sườn phải, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất và phổ biến nhất. Chính vì vậy, để chẩn đoán được chính xác bạn cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đau hạ sườn phải không phải tất cả các trường hợp đều nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và kèm thêm các triệu chứng sau đây, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan:
- Cơn đau kéo dài trên 2-3 ngày hoặc tái đi tái lại nhiều lần: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý mạn tính hoặc tổn thương ở gan, thận, ruột…
- Kèm sốt, ớn lạnh: Có thể là biểu hiện của nhiễm trùng (viêm túi mật, viêm gan, nhiễm trùng đường tiểu…)
- Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu gan có vấn đề nghiêm trọng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài ra máu, phân nhầy, phân đen hoặc tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày
- Tiểu buốt, tiểu ra máu, đau lưng dưới: Có thể liên quan đến bệnh lý thận
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi triền miên, chán ăn: Cảnh báo nguy cơ ung thư hoặc tổn thương gan, đại tràng mạn tính
Cách phòng ngừa cơn đau hạ sườn
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ đau hạ sườn phải, cụ thể như:
Ăn uống lành mạnh
- Hạn chế đồ ăn chiên rán, cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn
- Ưu tiên rau xanh, trái cây, chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc ăn quá no
Uống đủ nước
Nên uống tối thiểu 1.5 – 2 lít/ngày để hỗ trợ gan, thận lọc thải độc tố hiệu quả.
Tập thể dục đều đặn
Một số môn thể thao nhẹ giúp thư giãn tinh thần và tốt cho sức khỏe như: đi bộ, yoga, đạp xe giúp tuần hoàn tốt, cải thiện tiêu hóa, giảm tích tụ mỡ gan.
Tránh làm việc căng thẳng, stress
- Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây hội chứng ruột kích thích
- Thư giãn bằng nghe nhạc, thiền, đọc sách hoặc ngủ đủ giấc
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh cần chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan, thận, nội soi tiêu hóa… để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp |