Đi ngoài phân sống là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phổ biến. Liệu đây có phải triệu chứng của viêm đại tràng? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Mục lục
Đi ngoài phân sống là gì?
Đi ngoài phân sống là tình trạng đi vệ sinh mà phân chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề – thức ăn không được phân giải, hấp thụ hết, khiến chúng bị đẩy ra ngoài.
Dấu hiệu nhận biết đi ngoài phân sống:
- Phân thường nhão, nát, có thể lổn nhổn như thức ăn chưa tiêu
- Có mùi tanh hoặc hôi lạ, rất khó chịu
- Có thể thấy cặn bã thức ăn như hạt cơm, rau, thịt… chưa tiêu hóa kỹ
- Không đi tiêu lỏng như tiêu chảy nhưng vẫn đi nhiều lần trong ngày
- Cảm giác bụng đầy hơi, khó tiêu, ấm ách sau ăn
Nguyên nhân đi ngoài phân sống
Tình trạng đi ngoài phân sống có thể do nhiều yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, chức năng tiêu hóa, hoặc các bệnh lý đường ruột. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt xấu
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ làm dạ dày khó nghiền nhỏ thức ăn, gây áp lực lên ruột non
- Ăn thực phẩm nhiều đạm, chất béo (thịt đỏ, chiên xào…) khó tiêu hơn rau củ
- Thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn: gây rối loạn tiêu hóa, làm đường ruột không kịp xử lý hết chất
- Uống rượu, bia, nước lạnh trong lúc ăn: ảnh hưởng đến quá trình tiết men tiêu hóa
Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, vì một số lý do như sử dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh… khiến một số vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh, thức ăn vào trong cơ thể không được phân giải kỹ và gây ra phân sống, đầy hơi, chướng bụng.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng (đặc biệt dạng mãn tính) khiến niêm mạc ruột tổn thương, khả năng hấp thu kém. Tình trạng đại tràng co bóp bất thường, thức ăn trôi nhanh và chưa kịp tiêu hóa hết dẫn đến đi ngoài ra phân sống. Triệu chứng điển hình của người viêm đại tràng thường đi ngoài nhiều lần, có lúc sống, lúc nhầy, lẫn máu hoặc mùi rất khó chịu
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Là bệnh lý rối loạn chức năng của đại tràng do yếu tố tâm lý (stress, lo âu) ảnh hưởng đến nhu động ruột. Người bệnh thường bị đi ngoài thất thường: lúc táo, lúc sống, lúc tiêu chảy. Các triệu chứng điển hình của người hội chứng ruột kích thích là đầy bụng, đau âm ỉ vùng bụng dưới, khó chịu sau ăn
Nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đường ruột
- Một số loại giun, amip, vi khuẩn (E.coli, H.pylori…) gây viêm niêm mạc ruột
- Tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa khiến phân không tiêu hóa hết
- Thường kèm triệu chứng: đau bụng quặn, sốt nhẹ, tiêu chảy, đi phân nhầy
Căng thẳng thần kinh kéo dài (Stress)
- Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thần kinh ruột → co bóp ruột không đều → tiêu hóa chậm hoặc quá nhanh
- Người thường xuyên lo âu, thức khuya, làm việc trí óc cao độ dễ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, dẫn đến phân sống
Một số nguyên nhân khác
- Thiếu axit dạ dày (Hypochlorhydria): giảm khả năng tiêu hóa đạm
- Rối loạn chức năng tuyến tụy: tụy không tiết đủ enzym tiêu hóa, làm chậm phân giải chất béo và tinh bột
- Dị ứng thức ăn (gluten, sữa…): có thể gây rối loạn hấp thu ở ruột
Đi ngoài phân sống cảnh báo vấn đề gì?
Việc đi ngoài phân sống thường xuyên hoặc kéo dài nhiều ngày không chỉ là dấu hiệu tiêu hóa kém. Nó có thể cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng hơn bên trong cơ thể, đặc biệt là ở đường ruột và hệ tiêu hóa. Cụ thể như:
Viêm đại tràng
Khi đại tràng bị viêm đại tràng, lớp niêm mạc sẽ tổn thương, làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng. Thức ăn chưa tiêu hóa hết trôi nhanh qua đại tràng và bị thải ra ngoài dưới dạng phân sống.
Dấu hiệu kèm theo:
- Đau bụng âm ỉ hoặc quặn từng cơn
- Đi ngoài nhiều lần/ngày, phân lúc lỏng, lúc nhầy, lúc nát sống
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhẹ
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đây là hội chứng rối loạn mãn tính của đại tràng, mặc dù không gây tổn thương thực thể nhưng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ruột do yếu tố thần kinh – cảm xúc và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đi ngoài thất thường, phân lúc lỏng, lúc táo, có lúc sống
- Bụng khó chịu, đầy hơi, mót rặn nhưng không đi được hết
- Triệu chứng thường nặng hơn khi bạn căng thẳng, lo âu, stress kéo dài
Bệnh này dễ gặp ở người trẻ, dân văn phòng hoặc những người thường xuyên làm việc bị căng thẳng, stress, áp lực kéo dài.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Khi bạn thường xuyên dùng kháng sinh dài ngày, ăn uống thất thường, nhiều dầu mỡ hoặc bị mất ngủ, căng thẳng kéo dài dẫn đến hệ vi sinh bị mất cân bằng. Hệ tiêu hóa kém gây ra tình trạng trướng bụng, phân sống, mùi hôi.
Thiếu enzym tiêu hóa hoặc rối loạn chức năng tụy
Nếu tụy không tiết đủ enzym để tiêu hóa đạm, béo và tinh bột – người bệnh sẽ thấy:
- Phân sống, nổi váng mỡ, tanh
- Người gầy, khó hấp thu dinh dưỡng
- Mệt mỏi sau ăn, sụt cân
Tình trạng này thường dễ gặp ở những người đang có vấn đề liên quan đến một số bệnh lý gan, mật và tụy.
Một số bệnh lý khác
Mặc dù những trường hợp dưới đây hiếm gặp, nhưng đi ngoài phân sống kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng hơn như:
- Polyp, u đại tràng
- Viêm loét đại tràng tự miễn
- Ung thư đại – trực tràng giai đoạn sớm
Do vậy, nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường như phân có máu, sụt cân nhanh, mệt mỏi kéo dài, nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm tránh những biến chứng không đáng có.
Khi nào bạn cần đi khám?
Không phải ai đi ngoài phân sống cũng cần đến bệnh viện ngay. Tuy nhiên, nếu gặp các dấu hiệu sau, người bệnh nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện và điều trị kịp thời:
Đi ngoài phân sống kéo dài hơn 5–7 ngày
Nếu hiện tượng này không tự hết sau vài ngày, dù bạn đã ăn uống cẩn thận hơn, thì rất có thể nguyên nhân là bệnh lý mạn tính như:
- Viêm đại tràng mãn tính
- Hội chứng ruột kích thích
- Thiếu enzym tiêu hóa
Phân có dấu hiệu bất thường
- Lẫn máu, nhầy, mùi tanh nặng
- Phân nát, sống kéo dài, không thành khuôn
- Có dấu hiệu phân mỡ: nổi váng, bám dính toilet
Có các triệu chứng đi kèm sau
- Đau bụng từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài
- Buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Tiêu chảy xen kẽ táo bón
- Cảm giác đi ngoài không hết phân, mót rặn liên tục
Từng có tiền sử bệnh đường ruột
Nếu bạn từng mắc viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày – tá tràng hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa trước đó thì càng nên đi khám sớm khi tái phát dấu hiệu đi ngoài phân sống.
Cách điều trị đi ngoài phân sống hiệu quả và an toàn
Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể bắt đầu xử lý tại nhà bằng những phương pháp sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đây là bước đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng:
- Hạn chế: đồ chiên rán, thịt đỏ, sữa tươi (với người không dung nạp lactose), đồ lạnh, thực phẩm tái/sống
- Tăng cường: thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, cơm nát
- Chia nhỏ bữa ăn: giúp ruột hoạt động nhẹ nhàng hơn
- Nhai kỹ, ăn chậm: hỗ trợ quá trình tiêu hóa từ miệng
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh chứa lợi khuẩn giúp:
- Cân bằng lại hệ vi sinh ruột
- Ức chế hại khuẩn gây phân sống
- Tăng hấp thu dinh dưỡng
Lưu ý: Dùng theo đúng hướng dẫn, không lạm dụng dài ngày khi chưa xác định nguyên nhân bệnh.
Uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý
- Duy trì 2–2,5 lít nước/ngày giúp phân mềm, cơ thể thanh lọc tốt
- Hạn chế thức khuya, giảm stress, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
Dùng thuốc theo chỉ định nếu có bệnh nền
Trong một số trường hợp nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đi ngoài phân sống không giảm, người bệnh cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và chỉ định uống thuốc nếu cần. Các loại thuốc này bao gồm:
- Viêm đại tràng: cần dùng kháng viêm, chống co thắt
- Hội chứng ruột kích thích: phối hợp điều trị nội khoa và điều chỉnh cảm xúc
- Thiếu enzym: dùng bổ sung enzym tiêu hóa ngoài
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc tiêu chảy, cầm phân khi chưa có định từ bác sĩ – vì có thể phản lại tác dụng hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp |
Sau khi sinh em bị viêm tụy, kèm theo viêm loét dạ dày, sỏi mật. Điều trị viêm tụy xong ở bệnh viện về em vẫn uống thuốc tây theo đơn của bác sỹ. Giờ bụng không đau nhưng thấy vẫn bị sôi bụng (vài lần trong ngày) và đi ngoài sống phân (em có uống men tiêu hóa và thuốc smecta rồi nhưng không thấy hết). Em bị sao vậy bác sỹ? Em có thể uống thuốc gì để khỏi sống phân?
Chào bạn Nhung!
Hiện bạn bị viêm loét dạ dày, sỏi mật và viêm tụy đã điều trị, cả 3 bệnh này đều ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Khi tụy bị viêm sẽ giảm lượng enzym tiêu hóa được tiết ra, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết nên dẫn tới tình trạng đi ngoài phân sống. Ngoài ra việc có sỏi mật dẫn tới ứ đọng dịch mật, nồng độ muối mật thấp. sẽ giảm hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu mỡ. Vì vậy, cần kiên trì điều trị theo đơn của thầy thuốc cả 3 bệnh, khi nào chức năng của tụy về bình thường, tan sỏi trong mật, lành các vết viêm loét dạ dày thì hết đi ngoài phân sống, tiêu hóa sẽ được ổn định bạn nhé.
Chúc bạn mau lành bệnh
Chào bác sĩ!
Em là Nguyễn văn nam, năm nay em 19 tuổi. Triệu trứng của e là đi ngoài phân sống, đi ngoài hay bị đau ở hậu môn , và k có cảm giác gì đau ở dạ dày. Liệu e có mắc bệnh gì nặng của dạ dày k ạ, và em nên ăn uống thế nào cho hợp lí có cần phải dùng thuốc k ạ.
Chào bạn!
Đi ngoài phân sống có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, đại tràng, dạ dày. Đi ngoài đau ở hậu môn là do bạn đi phân cứng quá bị đau hay đi bình thường cũng đau? chế độ ăn của bạn như thế nào?
Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin để được chúng tôi chia sẽ rõ hơn.
Chúc bạn sớm khỏe!
Cháu năm nay 20t, cháu đi khám và nội soi trực tràng phát hiện trĩ nội độ 2 và niêm mạc bình thường. Gần đây, cháu hay bị ngứa hậu môn và đi ngoài phân sống, có hôm bị tiêu chảy phân màu đậm, có hôm phân kèm theo đốm nâu nhỏ và có sợi bên trong như sợi rau. Ngoài ra cháu hay bị ợ hơi nữa, xin Bác sĩ cho cháu biết cháu bị gì? chữa trị như thế nào?
Chào bạn!
Bạn có nội soi toàn bộ đại tràng không vậy? Và hiện tượng đi ngoài phân sống,…có thường thuyên không, phân bị táo hay lỏng không? Ngày đi ngoài bao nhiêu lần, có bị đau bụng không?…Bạn chú ý, với bệnh đại tràng chức năng – hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, nội soi đại tràng không có phát hiện về viêm nhiễm, bệnh có thể bị thêm viêm dạ dày nhẹ kèm trào ngược dạ dày (ợ hơi).
Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin hoặc gọi về cho chúng tôi qua tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi) để gặp các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé. Chúc bạn sức khỏe!
chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, triệu chứng của em là đi ngoài có rau sống, phân hơi sệch và em hay bị sôi bụng nữa, thỉnh thoảng em mới bị đau bug, vậy thưa bác sĩ e bị triệu chứng gì? dạ e cảm ơn bác sĩ
Chào bạn!
Các triệu chứng của bạn cho thấy có thể bạn chỉ bị rối loạn tiêu hoá do ăn phải các thức ăn lạ hoặc thức ăn không hợp vệ sinh. Bạn có thể theo dõi thêm tình trạng của mình. Nếu sau 1 vài ngày mà tình trạng của bạn vẫn không được cải thiện thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng bạn nhé!
Chúc bạn mau khoẻ!
Chào bác sĩ
Em là Tường, 26 tuổi. Em có triệu chứng đi ngoài sống phân ,phân có chất nhầy, hay bị mót rặn nhưng rất khó đi ngoài, Bụng hay bị đầy hơi, thỉnh thoảng bị sôi bụng và quặn. Em bị tình trạng này cũng được hơn 1 năm rồi. Trước em đi nội soi dạ dày ở BV Bạch Mai thì bị trượt nông dạ dày và đã uống thuốc nhưng ko thấy đỡ.Cách đây 1 tháng em nội soi tiếp đại tràng thì bị trĩ nội cấp độ 1 nhưng không thấy vấn đề gì về đại tràng. Uống thuốc được một tháng mà vẫn không thấy có biến chuyển. Bác sĩ có thể tư vấn cho em cách điều trị không ạ
Em xin cảm ơn!
Chào bạn,
Với các triệu chứng của bạn có liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Với bệnh này khi nội soi sẽ không thấy tổn thương bởi đây là bệnh về rối loạn chức năng đại tràng, có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thần kinh đại tràng. Để bệnh nhanh dứt cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, chế độ ăn uống đảm bảo, đồng thời kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và đại tràng có thắt có chứa 5-HTP, Bạch Thược, Hoàng Bá,…đây là những thảo dược có tác dụng giảm kích thích đại tràng đồng thời giúp giảm đau, ổn định tinh thần cho người bệnh.
Bạn muốn có thêm nhiều thông tin về bệnh hội chứng ruột kích thích, vui lòng gọi về tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi) để được hỗ trợ
Chúc bạn sức khỏe!