Hội chứng ruột kích thích

8 biện pháp kiểm soát căng thẳng giúp giảm hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và gây nên các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng. Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ra IBS. Tuy nhiên, kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể là nguyên nhân tiềm tàng và yếu tố nguy cơ của IBS. Vậy làm thế nào để kiểm soát căng thẳng giúp giảm hội chứng kích? Kiểm soát trạng thái căng thẳng để giảm IBS Mối liên hệ giữa căng thẳng và IBS Việc hiểu được mối liên hệ giữa căng thẳng và IBS có thể góp phần giúp người bệnh kiểm soát và cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến này. Thực tế, theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa, ước tính có khoảng 40% đến 60% số người mắc IBS cũng bị căng thẳng và ngược lại. Mối liên quan giữa căng thẳng và IBS Khi đang ở trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc khó chịu, cơ thể sẽ tự tiết ra một lượng hormone gọi là cortisol. Nồng độ cortisol cao có thể khiến đại tràng bị co thắt. Những cơn co thắt này có thể khiến người bệnh bị khó chịu ở dạ dày kèm theo các triệu chứng IBS như tiêu chảy, táo bón,... Cortisol cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ vi khuẩn có lợi trong ruột hay thậm chí còn khiến rối loạn chức năng cơ quan trong ruột già.  Bình thường, khi muốn đào thải phân ra ngoài, ruột co bóp liên tục và giảm dần khi quá trình đó kết thúc. Nhưng đối với những người căng thẳng quá mức, thần kinh trung ương bị tác động dẫn tới sự co bóp của ruột không được kiểm soát như ý muốn. Trường hợp ruột ít co bóp khiến thức ăn bị giữ lâu trong ruột, bị hấp thụ hết nước dẫn tới tình trạng táo bón. Và ngược lại, nếu ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài sớm trong tình trạng thừa muối khoáng và nước dẫn tới tiêu chảy. 8 phương pháp kiểm soát căng thẳng giúp giảm hội chứng ruột kích thích Như chúng tôi sẽ chia sẻ ở trên, nếu càng căng thẳng, các triệu chứng IBS sẽ ngày nặng hơn và khó kiểm soát. Do đó để giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau để kiểm soát căng thẳng giúp giảm hội chứng ruột kích thích. Phương pháp kiểm soát căng thẳng giúp giảm IBS Cần có thời gian thư giãn Căng thẳng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng những hành vi giúp cơ thể được thư giãn. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tập yoga và thiền là những hoạt động giúp thư giãn đơn giản. Đồng thời thử nghe nhạc, đọc sách hoặc dành thời gian với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, có một số người giảm căng thẳng bằng cách vẽ tranh, viết nhật ký hoặc chơi nhạc cụ. Đi khám bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng IBS Chẩn đoán IBS rất khó và có thể mất một thời gian, vì vậy nếu bạn đang bị đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, hãy đi khám bác sĩ ngay. Việc trì trệ chẩn đoán và điều trị  có thể dẫn đến những căng thẳng, lo sợ về bệnh.  Bạn sẽ không khỏi thắc mắc mình bị sao vậy, có nghiêm trọng không? Sức khỏe có thể gặp nguy hiểm không? Do đó, chẩn đoán chắc chắn từ bác sĩ sẽ không chỉ giúp điều trị chứng rối loạn đúng cách mà còn giúp cơ thể được thoải mái đầu óc và hạn chế căng thẳng cho sau này. Gặp bác sĩ khi có lời khuyên chính xác Luyện tập thể dục thể thao Tập thể dục thể thao là một liều thuốc giảm căng thẳng tự nhiên. Thường xuyên luyện tập giúp cơ thể giải phóng các hormone tạo cảm giác dễ chịu gọi là endorphin. Endorphin cũng có thể giúp giảm đau về thể chất và mang lại giấc ngủ ngon, bởi một giấc ngủ chất lượng cũng có thể làm giảm căng thẳng, giúp não và cơ thể được thư giãn và nạp lại năng lượng. Một số lời khuyên để biến việc tập thể dục thành thói quen trong ngày:  Dành ra nửa giờ vào cùng một thời điểm mỗi ngày để thực hiện một bài tập. Thậm chí đi dạo hoặc làm điều gì đó nhẹ nhàng và thư giãn như yoga cũng sẽ giúp ích. Cố gắng không tập thể dục trực tiếp trước hoặc sau khi ăn. Hãy thử nghiệm một vài loại bài tập khác nhau để xem bản thân thích loại nào nhất. Hãy cởi mở hơn Nhiều người mắc IBS có xu hướng chịu đựng trong im lặng do gặp phải những triệu chứng nhạy cảm như tiêu chảy, táo bón, phải chạy liên tục vào nhà vệ sinh. Vì vậy hãy tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tính trạng hoặc kể với người thân, bạn bè và đồng về tình trạng của bản thân. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng khi lo lắng rằng đồng nghiệp nghĩ rằng mình đang trốn tránh công việc hoặc cuộc họp.  Tránh sử dụng chất kích thích Tránh hút thuốc  hoặc sử dụng ma túy và rượu khi bạn cảm thấy căng thẳng. Tất cả những chất này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Không nên uống rượu bia dùng chất kích thích Dùng thuốc giảm triệu chứng IBS Các sản phẩm như dầu bạc hà và men vi sinh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa liên quan đến IBS. Thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng và chất bổ sung sẽ góp phẩm giảm chứng táo bón. Đồng thời, ăn nhiều chất xơ hơn để có thể giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hóa, đồng thời nó cũng làm tăng khối lượng phân, giúp làm chậm quá trình tiêu chảy. Sử dụng phương pháp thôi miên Theo trung tâm quốc gia về sức khỏe bổ sung và tích hợp (NCCIH), dùng thôi miên có thể coi là phương pháp hiệu quả can thiệp cơ thể và tâm trí, giảm các triệu chứng của IBS như đau bụng, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.  Liệu pháp thôi miên dường như mang lại lợi ích về triệu chứng, tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, thôi miên không phải là thuốc chữa bách bệnh vì có tới 25% bệnh nhân không đáp ứng được. Do đó, điều quan trọng vẫn là các yếu tố lối sống như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Với công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ, Tràng Phục Linh PLUS kết hợp giữa hợp chất quý 5-HTP cùng với các thảo dược không chỉ giúp giải quyết những triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng co thắt mà còn khắc phục được nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là yếu tố về tâm lý. 5 – HTP khi vào cơ thể được tạo thành serotonin nên có tác dụng giảm đau, giảm trướng bụng, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân. Chỉ với liều dưới 50mg/ngày, 5-HTP có tác dụng vừa đủ hầu như không gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả cho bệnh nhân. Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ giảm triệu chứng IBS hiệu quả Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt, Tràng Phục Linh PLUS là lựa chọn phù hợp cho người bệnh sử dụng ngay từ khi bệnh còn chưa nặng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lâu dài, giảm chi phí và thời gian chữa trị. Cách hạn chế tình trạng căng thẳng  Căng thẳng là một phần của cuộc sống và không thể nào tránh khỏi được. Bất kỳ ai đều thỉnh thoảng gặp phải căng thẳng, kể cả những người cố gắng hết sức để quản lý và ngăn chặn nó. Cách hiệu quả nhất để tránh căng thẳng là sống một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm tập thể dục thường xuyên, ăn thực phẩm bổ dưỡng và ngủ nhiều. Đồng thời cần thay đổi cuộc sống theo cách tích cực hơn để tránh những điều gây căng thẳng.  Ví dụ: Nếu việc lái xe đi làm hàng ngày khiến bạn căng thẳng, hãy tìm một tuyến đường khác ít xe cộ hơn. Hoặc, rời khỏi nhà sớm hơn để tránh tình trạng giao thông đông đúc. Cách phòng ngừa tái phát hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày, công việc, học tập và làm giảm chất lượng cuộc sống. Cho tới nay chưa có loại thuốc nào có thể chấm dứt hoàn toàn được bệnh này. Giải pháp điều trị hiện này đều nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp người bệnh giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh tự lên danh sách đồ ăn, thức uống cho mình. Lập danh sách những thực phẩm nên ăn và thực phẩm nên kiêng trong suốt quá trình điều trị. Có chế độ vận động phù hợp, người bệnh nên tập luyện thể dục vào một khung giờ nhất định đều đặn 1 lần/ngày kết hợp với massage bụng để có một tinh thần thoải mái giúp đầu óc không rơi vào trạng thái căng thẳng. Cần quản lý căng thẳng một cách tốt nhất vì stress làm gia tăng nguy cơ tái phát hội chứng ruột kích thích. Sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ: Sau khi sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm giảm kích thích lên đại tràng từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh, phòng bệnh tái phát đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điển hình như sản phẩm Tràng Phục Linh Plus. Trên đây là 8 phương pháp nhằm kiểm soát căng thẳng giúp giảm hội chứng ruột kích thích mà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Đôi khi có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để tìm ra phương pháp tốt nhất. Vì vậy, đừng ngần ngại thử nghiệm các phương pháp giảm căng thẳng khác nhau cho đến khi tìm ra giải pháp phù hợp với mình. Trong mọi trường hợp, hãy tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia y tế khi cần. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn để tìm ra giải pháp thích hợp và cho lời khuyên bổ ích.  Nguồn tham khảo:  https://gut.bmj.com/content/52/11/1623 https://cdhf.ca/en/the-importance-of-managing-stress-for-people-who-suffer-from-ibs/#:~:text=Reducing%20stress%20factors%20in%20your,yourself%20feeling%20better%20more%20often. https://www.wjgnet.com/1007-9327/full/v20/i39/14126.htm

Cảnh báo 10 triệu chứng đau bụng dữ dội nguy hiểm

Đau bụng dữ dội là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó không chỉ cảnh báo bệnh tiềm ẩn mà nó còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy những cơn đau bụng đó là cảnh báo của bệnh gì? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Tràng Phục Linh.  10 triệu chứng đau bụng dữ dội cảnh báo nguy hiểm đừng chủ quan  Đau bụng dữ dội là bệnh gì?  Hiện tượng bị đau bụng dữ dội có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và vị trí đau. Đa số những cơn đau bụng thường bắt nguồn từ các bệnh về dạ dày, thực quản, tiêu hóa, ruột non, ruột già…. Đau bụng tại thượng vị có thể do giun làm tổn thương hoặc mắc các bệnh như viêm thực quản, bệnh về gan mật…. Đau bụng dữ dội nhưng không thuyên giảm là cảnh bảo nguy hiểm của sỏi mật, ung thư mật, ung thư gan, xơ gan, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp tính….  Đau bụng dữ dội cũng có thể do cơ thể bị mất cân bằng tiêu hóa điển hình như vận động mạnh sau khi đã ăn no, tắc nghẹn thức ăn. Với nữ giới đau bụng dưới thường gặp bệnh liên quan tới tử cung, buồng trứng.   Tổng hợp 10 cơn đau bụng dữ dội không nên xem nhẹ Đau bụng lạnh người  Đau bụng dữ dội đến mức lạnh người là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau mà người bệnh không nên xem thường.  Với tình trạng đau bụng lạnh người đặc biệt là ở phần xương chậu hoặc phần bụng dưới thì đây là cảnh báo của bệnh viêm ruột thừa. Đối với nữ giới có thể là bệnh liên quan tới phụ khoa như thủng ruột, tắc ruột, viêm đại tràng do cấp amip, nang buồng trứng bị xoắn….  Những cơn đau bụng run rẩy, ớn lạnh kèm theo những cơn sốt thường là do cơ thể người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm virus gây viêm, kích ứng và sưng đường tiết niệu.  Thêm vào đó đau bụng lạnh người cũng xuất phát từ nguyên nhân nhiễm độc chì, thiếu canxi, dị ứng hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn khác.  Bị đau bụng dữ dội từng cơn  Đau bụng là triệu chứng bình thường nhưng nếu bị đau bụng dữ dội kéo dài thành từng cơn trong nhiều ngày liên tiếp không nên lơ là bởi đó là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh sau:  Rối loạn vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa: Cơ thể bị áp lực do sự co thắt bất thường của các cơ trong hệ tiêu hóa kèm theo hiện tượng đau bụng từng cơn, đau bụng quặn thắt cùng với đại tiện thay đổi. Cộng với đó là biểu hiện chứng hơi, buồn nôn, đầy bụng.  Nhiễm giun: Giun ký sinh trong bụng cũng sẽ gây đau bụng dữ dội theo từng cơn. Bạn cũng có thể ra nhiều mồ hôi, đau bụng trên nếu giun chui vào ống mật.  Đau bụng từng cơn cảnh bảo của nhiều bệnh nguy hiểm Viêm đại tràng dẫn đến hội chứng ruột kích thích: Viêm đại tràng gây co thắt, rối loạn chức năng nhưng không gây ra tổn thương. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau bụng dữ dội từng cơn, đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện cục cứng ở bụng phải đồng thời tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu….. Bệnh về gan mật: Các bệnh liên quan đến gan mật dẫn tới đau bụng như áp xe túi mật, áp xe gan, sỏi mật, sỏi ống mật. Tùy theo mức độ người bệnh cũng có thể đau bụng co thắt, viêm ruột thừa. Đau dạ dày cấp tính: đau bụng theo từng cơn kèm theo triệu chứng nóng ran xung quanh khu vực rốn hoặc trên rốn là dấu hiệu nhận biết cơ bản của đau dạ dày cấp tính. Bên cạnh đó khi mắc bệnh bạn cũng có thể thấy ợ chua, ợ hơi, nôn ra thức ăn.  Đau bụng dữ dội khi đến tháng  Đau bụng dữ dội khi đến tháng hay còn được gọi là hành kinh là biểu hiện thường gặp của các chị em phụ nữ mỗi khi đến ngày. Đau bụng kinh không chỉ gây gián đoạn hoạt động trong ngày mà nó còn đem tới cảm giác khó chịu mệt mỏi cho nữ giới.  Hiện nay đau bụng kinh được chia thành 2 mức độ:  Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng tự nhiên): Là tình trạng chung thường bắt đầu từ những cơn đau nhẹ ở tuổi dậy thì và tình trạng sẽ giảm dần khi đến tuổi trưởng thành. Đau có thể kéo dài ở vài ngày đầu chu kỳ kinh và giảm dần trong những ngày cuối. Ngoài đau bụng có thể xuất hiện thêm buồn nôn, tiêu chảy.  Đau bụng kinh nguyệt thứ phát (đau dữ dội): Những cơn đau bụng kéo dài và dữ dội kéo dài trong nhiều ngày. Đây có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến sinh sản ở nữ giới, thông thường khi gặp trường hợp này người bệnh sẽ không gặp triệu chứng nào khác ngoài đau bụng.  Ngoài 2 mức độ trên, đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt có thể là cảnh báo của một vài bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử, u nang buồng trứng, viêm chậu thậm chí nặng hơn là ung thư buồng trứng. Đau bụng dữ dội khi đến tháng Đau bụng dữ dội buồn nôn  Đau bụng buồn nôn là bệnh thường gặp xuất phát từ nguyên nhân ăn uống, ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản….. Do đó khi gặp tình trạng này người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.  Đau bụng buồn nôn dấu hiệu nguy hiểm không nên xem thường Đau bụng dữ dội khi mang thai  Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp do quá trình làm việc của thai nhi. Đây cũng là giai đoạn thai bắt đầu bám vào tử cung để làm tổ do đó mẹ sẽ có hiện tượng đau bụng nhẹ hoặc đau bụng nhiều như khi đến tháng.  Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này mẹ cũng nên chú ý nhất là đối với chị em lần đầu mang thai. Đa số triệu chứng có thể tự hết sau vài ngày nhưng đối với vài trường hợp đặc biệt nó có thể cảnh báo cho bệnh nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, nguy cơ sinh non, nhau bong non, tiền sản giật, sảy thai thậm chí là thai lưu.  Chính vì thế khi mang thai thấy đau bụng kèm theo những triệu chứng sau đây nên đi kiểm tra ngay:  Đau bụng từng cơn, đau quặn thắt, đau nhiều không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sự xuất hiện của máu âm đạo.  Đi ngoài buồn nôn kèm theo dịch nhầy giống cà phê.  Cơ thể khó chịu mệt mỏi, chóng mặt, bị ngất.  Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng bị tiêu chảy có thể do bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc cũng có thể cảnh báo của các bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, đại tràng co thắt, bệnh celiac, viêm ruột thừa…..  Những bệnh trên khiến cơ thể không thể dung nạp đủ gluten dẫn đến đau bụng tiêu chảy, ngược lại bệnh nhân cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn khi ăn đồ ăn chứa quá nhiều gluten như: nước soda, trứng, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen. Đau bụng dữ dội tiêu chảy  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân  Đau bụng không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất cứ ai từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. Xét về cơ chế, đau bụng này có thể xảy ra ngay cả khi không có bất cứ tổn thương mềm nào hoặc do tín hiệu thần kinh được phát ra từ ruột hoặc não làm cho ruột bị nhạy cảm với các tác nhân gây đau.  Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào Một số lý do khác có thể dẫn tới đau bụng chức năng như bị vấn đề về tâm lý, stress quá mức, trầm cảm, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất lactose, gluten, fructose vào cơ thể, dùng chất kích thích, thuốc giảm đau quá liều….. Ngoài ra những cơn đau dữ dội bất thường cũng là cảnh báo của bệnh viêm túi thừa, viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng đường ruột.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Táo bón đem đến nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi và đặc biệt là những cơn đau bụng dữ dội.  Có thể nói táo bón là bệnh hết sức bình thường mà ai cũng có thể mắc ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp thì đó là vấn đề đáng lo ngại. Bởi khi bị táo bón người bệnh khó đi đại tiện từ đó có thể dẫn đến hiện tượng phân chèn ép lên ruột kết gây ra những cơn đau bụng dữ dội và nặng hơn có thể tử vong nếu ruột kết bị vỡ.  Chính vì thế, lý tưởng nhất là đi ngoài 1 lần/ngày hoặc 3 lần/tuần. Nếu bạn đi ít hơn số lần trên thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.  Táo bón gây đau bụng dữ dội  Đau bụng kèm theo cơn sốt cao  Đau bụng dữ dội cộng với sốt cao, nôn mửa và cổ cứng đó là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh não mô cầu. Bệnh gây nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời.  Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau bụng trên kèm với cơn sốt 39 – 40 độ thì đây cũng có thể là cảnh báo của nhiễm trùng dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột do virus trong dạ dày gây nên.  Đau bụng dưới khi đi tiểu  Đau bụng dưới dữ dội khi đi tiểu cũng là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh liên quan đến đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu hoặc bệnh về sinh dục…..Mặc dù nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm bàng quang, viêm niệu đạo nhưng chúng có thể kèm theo những cơn đau bụng dữ dội khiến bạn cảm thấy khó chịu.  Ngoài ra, loại đau này cũng có thể cảnh bảo bệnh sỏi thận, sỏi mật vì thế nếu gặp tình trạng bất thường trên hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám đúng lúc.  Đau bụng khi đi tiêu cảnh bảo bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bệnh sinh dục Đau bụng khó nuốt  Đau bụng dữ dội kèm theo khó ăn, khó nuốt là bệnh đáng lo ngại, khó nuốt kéo dài có thể là cảnh báo của rối loạn chức năng, rối loạn cơ, khối u thực quản và nặng hơn là ung thư thực quản. Tuy nhiên tình trạng đau này cũng có thể do nhiễm trùng, các mô sẹo hoặc vết loét gây nên, do đó cần kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.  Làm sao để giảm những cơn đau bụng hiệu quả?  Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sẽ có cách điều trị đau bụng khác nhau. Nhưng để chấm dứt những cơn đau bụng khó chịu bạn có thể tham khảo một số cách làm sau:  Điều trị đau bụng do bệnh lý  Nếu nghi ngờ bị đau bụng dữ dội cho các bệnh lý liên quan đến cơ quan tiêu hóa, sinh dục bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với trường hợp bệnh này bên cạnh việc chỉ định dùng theo theo đơn thì bạn cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là đối với tình trạng đau bụng do mang thai ngoài tử cung ở nữ giới và đau xoắn tinh hoàn ở nam giới, khi này người bệnh cần được phẫu thuật gấp để tránh những hậu quả nguy hiểm khó lường.  Nguyên nhân đau bụng không phải do các vấn đề về bệnh lý  Có thể đau bụng kinh, đau bụng do ăn đồ ăn không đảm bảo ….. thì bạn cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:  Xoa nhẹ xung quanh bụng và bụng để xoa dịu cơn đau, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.  Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm để chườm lên bụng, cách này đơn giản nhất nhưng đem tới hiệu quả khá cao. Uống thêm nước ép từ rau củ để bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể.  Tình trạng đau bụng dữ dội đôi khi không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu và phiền phức đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí với vài trường hợp có thể sẽ là cảnh báo của bệnh nguy hiểm, do đó khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Hy vọng thông tin mà Tràng Phục Linh đã cung cấp ở trên là hữu ích tới bạn, chia sẻ ngay tới bạn bè người thân nếu thấy bài viết bổ ích nhé!

Chuyên gia chỉ cách "gỡ" Vòng Xoắn Bệnh Lý của Hội chứng Ruột kích thích

Hội chứng Ruột kích thích (IBS) không chỉ gây ra triệu chứng tiêu hóa khó chịu mà còn tạo nên một "Vòng xoắn bệnh lý" giữa tâm trí và cơ thể. Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng xoắn này và kiểm soát triệu chứng hiệu quả? Hãy cùng lắng nghe phương pháp từ Chuyên gia, Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Xuân Nhương trong chương trình "Mỗi Ngày Một Niềm Vui" phát sóng trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam.

Những lo lắng phổ biến khi điều trị Hội chứng Ruột kích thích

Hội chứng Ruột kích thích thường không được điều trị triệt để, người mắc phải căn bệnh này thường bị tái đi tái lại, mãi không khỏi. Không chỉ những nỗi đau về triệu chứng, người mắc Hội chứng Ruột kích thích còn mang nhiều lo lắng trong quá trình điều trị. Cùng theo dõi Đại tá, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 chia sẻ về giải pháp 2 trong 1 - tối ưu hiệu quả, xử lý những nỗi lo trong điều trị Hội chứng Ruột kích thích.

Vì sao đi ngoài sau khi uống cà phê? Nguyên nhân và cách chữa

Uống cà phê bị đau bụng, đi ngoài chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với nhiều người.  Điều này gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy bạn có biết tại sao uống cà phê lại đau bụng hay uống cà phê bị tiêu chảy không? Dưới đây là những phân tích chi tiết giúp bạn giải đáp tường tận những thắc mắc trên. Giải mã tình trạng đau bụng sau khi uống cà phê và cách khắc phục Vì sao uống cà phê bị đau bụng đi ngoài? Theo Ts Kyle Staller – Giám đốc Phòng thí nghiệm Dịch vụ Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài sau khi uống cà phê thường do nhu động ruột bị kích thích. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi uống cafe khác cũng phổ biến không kém và cần được chú ý.  Để hiểu rõ hơn tại sao uống cafe lại đau bụng, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 nguyên nhân khiến gây đau bụng, thậm chí tiêu chảy khi uống cà phê, đông thời kèm theo những lý giải chi tiết trong bảng dưới đây. Mời bạn tham khảo! Nguyên nhân đau bụng sau khi uống cà phê Giải thích chi tiết Hội chứng ruột kích thích Caffeine trong cà phê (cafe) có khả năng kích thích nhu động ruột, làm tăng sự co bóp của ruột và kích thích quá trình tiêu hóa. Đó là lý do vì sao nhiều người có cảm giác đau bụng, thậm chí tiêu chảy sau khi uống cà phê. Hormone Cholecystokinin  Cholecystokinin là một loại hormone ở ruột được giải phóng khi cơ thể tiêu thụ cà phê; gây kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm được chính xác thành phần nào trong cà phê gây ra nguyên nhân này. Không dung nạp Lactose Một số người nhạy cảm, không dung nạp được lactose – một loại đường tự nhiên có trong sữa. Vì thế, sau khi uống cà phê sữa, họ thường có xu hướng bị tiêu chảy, đau bụng. Tác động của axit trong dạ dày Có thể bạn chưa biết, uống cà phê có thể tăng sự sản xuất của axit trong dạ dày. Điều này đặc biệt đúng đối với những loại cà phê có chứa hàm lượng caffeine lớn. Axit dạ dày thường gây khó chịu và trong một số trường hợp, chúng có thể gây ra cảm giác đau bụng sau khi uống cà phê. Dạ dày nhạy cảm Nhiều người thường có thói quen uống cà phê để khởi động một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến dạ dày trở nên nhạy cảm; từ đó gây nên tình trạng uống cà phê sáng bị đau bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ sự kích thích bởi các chất và axit trong cà phê. Tóm lại, đau bụng khi uống cafe có thể xuất phát từ một hoặc nhiều yếu tố trên. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau sau khi uống cà phê. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nhằm tìm ra giải pháp phù hợp.  Nguyên nhân uống cà phê gây đau bụng chủ yếu đến từ hội chứng ruột kích thích Dưới đây là một số gợi ý về cách uống cà phê hạn chế hoặc không bị đau bụng được nhiều người áp dụng và công nhận hiệu quả, mời bạn tham khảo! 9 Cách uống cà phê không bị đau bụng Để tránh tình trạng uống cà phê đau bụng, bạn có thể áp dụng 9 cách sau: Đừng uống cafe khi đói! Caffeine trong cà phê là một chất thích mạnh, do đó nếu được tiêu thụ khi dạ dày trống, chúng có thể tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày; gây cảm giác khó chịu, căng thẳng, đau bên dưới lòng ngực. Không chỉ thế, uống cà phê (cafe) khi đói còn có khả năng tác động xấu đến hệ thống đường huyết. Đó cũng là lý do vì sao sau khi uống cà phê vào buổi sáng hoặc khi đói, nhiều người thường có cảm giác đau như dạ dày đang bị co xoắn lại và rối loạn đường huyết đột ngột.  Do đó, cách tốt nhất để tránh tình trạng uống cafe đau bụng, bạn nên uống cafe sau khi ăn sáng hoặc ăn một bữa nhẹ trước đó. Bởi, khi dạ dày chứa thức ăn, cafe sẽ không thể tác động mạnh mẽ lên niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ đau bụng và khó chịu. Uống cà phê lúc đói gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Tránh các chất phụ gia Uống cà phê bị đau bụng có thể xuất phát từ các chất phụ gia như đường, sữa, hương liệu đều có thể gây kích thích hoặc tạo áp lực lên dạ dày. Vì vậy, hãy đọc kỹ thành phần trên bao bì để tránh lựa chọn những sản phẩm có chứa chất phụ gia này. Thưởng thức cà phê thật chậm Khác với bia, nước ngọt hoặc một số thức uống cần thưởng thức nhanh chóng, cà phê (cafe) lại là thức uống nên được thưởng thức chậm rãi. Điều này vừa giúp người uống cảm nhận rõ hương vị, vừa giúp dạ dày quen dần với cafe, từ đó giảm thiểu được tình trạng đau bụng. Ủ lạnh cà phê Cà phê ủ lạnh thường có độ chua thấp hơn so với cà phê nóng. Nhờ đó, khi uống cà phê ủ lạnh, dạ dày ít bị kích thích và giảm đau bụng – trạng thái thường xuất hiện khi uống cà phê nóng. Bên cạnh đó, cà phê ủ lạnh còn có khả năng giúp giảm căng thẳng trên niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người có dạ dày nhạy cảm khi thưởng thức cà phê. Ủ lạnh cà phê là cách uống cà phê không bị đau bụng đơn giản, hiệu quả nhất Uống cafe loãng Cà phê loãng chứa ít caffeine hơn bình thường, do đó khả năng gây kích ứng đường ruột của chúng cũng giảm đáng kể so với cà phê đậm đặc. Tuy nhiên, việc pha cà phê loãng hay cà phê đậm đặc vẫn tùy vào sở thích cá nhân của bạn. Dùng cà phê không sữa Nếu bạn dễ bị đau bụng sau khi tiêu thụ các chế phẩm chứa lactose, hãy thử uống cà phê không sữa hoặc sử dụng các loại sữa không chứa lactose như: sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,… Chọn loại cafe để không bị đau bụng khi sử dụng Chọn cà phê nhiều NMP Dựa vào nhiều nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện hợp chất N-methyl pyridinium (C6H8+), viết tắt là NMP trong cà phê có tác dụng làm dịu dạ dày. Điều này cho thấy nếu uống cà phê chứa nhiều NMP, tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngược lại, nếu uống cafe bị đau bụng, tức là bạn đã uống cafe có ít NMP. Tuy nhiên, trên thực tế, những loại cà phê chứa nhiều NMP thường được phơi khô rồi xay (không rang), làm cho cà phê ít mùi thơm, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giới hạn lượng cà phê Lạm dụng hoặc uống quá nhiều cà phê trong ngày có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, từ đó sinh ra nhiều rối loạn, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để tránh tình trạng uống cà phê bị đau bụng, bạn chỉ nên uống tối đa 400mg caffeine mỗi ngày – theo tạp chí “Caffeine: How much is too much?” do Sandhya Pruthi, MD đăng tải trên Mayo Clinic. Giảm hoặc giới hạn lượng cà phê tiêu thụ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiêu hóa do cà phê Tăng sức đề kháng đường ruột Để nâng cao sức đề kháng đường ruột, giảm cảm giác đau bụng, tiêu chảy sau khi uống cà phê, bạn có thể áp dụng một số thực phẩm hoặc sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ tự nhiên như: Thực phẩm giàu chất xơ: Hãy ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hạt, ngũ cốc, hoa quả trong mỗi bữa ăn! Điều này sẽ giúp duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tối đa tình trạng đau thắt bụng sau khi uống cà phê.  Probiotic: Các sản phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua, viên nang probiotic có thể cải thiện hệ vi sinh trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng đường ruột hiệu quả. Hoạt chất cải thiện tiêu hóa: Sản phẩm chứa hoạt chất tốt cho tiêu hóa như paeoniflorin (từ Bạch Thược), berberin (từ Hoàng Bá) có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm các cơn đau thắt đại tràng hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy) sau khi uống cà phê và mong muốn cải thiện chúng một cách an toàn, nhanh chóng, hãy tham khảo Tràng Phục Linh PLUS. Đây không chỉ là sản phẩm bảo vệ sức khỏe thông thường mà còn được biết đến như một giải pháp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa toàn diện. Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng uống cà phê bị đau bụng từ nhiều thảo dược tự nhiên Nhờ được bào chế từ nhiều dược liệu quý hiếm như Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Hoàng Bá,… Tràng Phục Linh PLUS còn được bổ sung thêm 2 hoạt chất sinh học hiện đại (ImmuneGamma, 5-HTP), giúp diệt hại khuẩn, ổn định hệ thần kinh ruột, giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nát, phân sống,…  Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu và sản xuất của Công ty Dược phẩm Thái Minh – một trong số hiếm hoi những công ty thuộc lĩnh vực dược phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 1 thập kỷ, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và được công nhận bởi giới chuyên môn.  Điển hình phải kể đến nghiên cứu về Tràng Phục Linh PLUS được thực hiện bởi các nhà khoa học thuốc khoa Dược của Trường Y Keck, Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Nam California: “Viên uống Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng giảm co thắt ở đại tràng hiệu quả. Khi sử dụng ở liều lượng cao, sản phẩm cho tác dụng mạnh hơn hẳn thuốc chứng dương Duspatalin – một loại thuốc Tây giảm co thắt được sử dụng trong điều trị Hội chứng ruột kích thích”. Biểu đồ thể hiện tác động tích cực của Tràng Phục Linh PLUS trên nhu động ruột con người Để biết thêm thông tin chi tiết về Tràng Phục Linh PLUS hay những giải pháp cải thiện sức khỏe an toàn, lành tính, hãy nhanh tay liên hệ đến tổng đài 1800. 1506 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn chi tiết nhất. Giải đáp câu hỏi thường gặp về hiện tượng uống cafe bị đau bụng, tiêu chảy Để hiểu rõ hơn về “tại sao uống cà phê bị đau bụng”, hãy cùng chúng tôi giải đáp 3 thắc mắc liên quan, được nhiều người quan tâm thông qua phần nội dung dưới đây! Đau bụng uống cafe được không? Ước tính có khoảng 30% dân số thế giới gặp hoặc gia tăng triệu chứng khó chịu khi uống cafe, bao gồm đau bụng, tiêu chảy, khó chịu trong vùng dạ dày. Nguyên nhân chính thường liên quan đến tác động của caffein – một chất có trong cafe có thể ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Cụ thể, cafein trong cafe có khả năng làm giãn cơ vòng thực quản dưới, từ đó cho phép axit dạ dày trào vào, gây ra hiện tượng đau bụng, phân lỏng,… Điều này thực sự không tốt nếu bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, bạn không nên uống cafe khi bị đau bụng (kể cả cafe sữa). Uống cà phê khi chưa ăn sáng được không? Uống cà phê khi chưa ăn sáng (dạ dày trống rỗng sau một đêm) gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Trong đó, các tác hại có thể phát hiện dễ dàng nhất đó là: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…  Ngoài ra, uống cà phê khi đói còn có thể phá vỡ nhịp sinh học, tăng lo lắng, giảm tập trung, giảm cảm giác thèm ăn và khiến cơ thể mất nước. Thậm chí, nếu sử dụng loại cà phê đậm đặc sẽ gây tâm lý khó chịu, nôn nao trong người khiến công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, không uống cà phê khi chưa ăn sáng nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn!  Uống cà phê khi chưa ăn sáng là sai lầm chết người cần loại bỏ ngay lập tức! Theo các chuyên gia, thời điểm dùng cà phê tốt nhất là sau bữa sáng khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, nếu muốn uống cà phê ngoài thời điểm này, bạn cũng có thể dùng chúng vào khung giờ từ 2 – 3 giờ chiều. Bởi đây là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần sự tỉnh táo, vì thế uống cà phê lúc này sẽ rất có ích! Mặt khác, sau 4 – 6 giờ chiều, bạn nên hạn chế uống cà phê vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Bị đại tràng có nên uống cafe? Người bệnh viêm đại tràng không nên uống cafe hoặc những thức uống chứa chất kích thích như trà, rượu, bia, đồ uống có gas vì chúng sẽ gây hiện tượng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,… Đặc biệt, các chất kích thích này sẽ tác động mạnh vào đường ruột, nhất là những vết loét, khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao uống cà phê bị đau bụng và 9 cách khắc phục hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ để nhiều người có cơ hội tiếp cận với thông tin bổ ích này!

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và 5 điều cha mẹ cần cảnh giác

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hoạt động của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng; gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…

Loading...