Trong những năm gần đây, vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh đã trở nên quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trong y khoa. Tuy nhiên, đối với những bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng, nhiều người vẫn băn khoăn: siêu âm có phát hiện được viêm đại tràng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Siêu âm đại tràng là gì?
Siêu âm đại tràng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng siêu âm để quan sát hình thái của ruột già (đại tràng). Phương pháp này thường được chỉ định để đánh giá độ dày thành ruột, cấu trúc mô xung quanh và phát hiện các dấu hiệu viêm, co thắt, khối u hoặc tổn thương trong vùng bụng dưới.
Các loại siêu âm hay được áp dụng gồm:
- Siêu âm ổ bụng tổng quát
- Siêu âm Doppler
- Siêu âm nội soi (endoscopic ultrasound) – được dùng nhiều trong chẩn đoán bệnh tiêu hóa chuyên sâu
Tuy nhiên, vì đại tràng là cơ quan rỗng và đặt sâu trong ống tiêu hóa, hình ảnh thu được qua siêu âm có thể bị giới hạn bởi khí đầy trong ruột.
Siêu âm có phát hiện được viêm đại tràng không?
Câu trả lời là: Có thể, nhưng giới hạn. Siêu âm có thể phát hiện dấu hiệu gián tiếp của viêm đại tràng, như:
- Thành đại tràng dày lên bất thường
- Tăng sinh mạch máu tại khu vực viêm
- Tình trạng ứ khí, dịch trong đại tràng
- Bất thường nhu động ruột
Tuy nhiên sử dụng siêu âm để chẩn đoán viêm đại tràng sẽ không thể nào phát hiện ra hết những tổn thương ở lớp niêm mạc đại tràng đặc biệt là những ổ viêm loét nhỏ hoặc những tổn thương bị đại tràng che khuất. Do đó, siêu âm ít khi được chỉ định để chẩn đoán viêm đại tràng. Ngoài ra, nếu trong quá trình siêu âm, người bệnh có nghi ngờ viêm đại tràng, bác sĩ thường chỉ định nội soi đại tràng kèm sinh thiết, kết hợp với xét nghiệm phân, máu để chẩn đoán chính xác.
Ưu và nhược điểm của siêu âm trong chẩn đoán viêm đại tràng
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí cho người bệnh
- An toàn cho sức khỏe,, không bức xạ, không xâm lấn
- Thực hiện nhanh, không đau
- Hiếm khi gặp các biến chứng nguy hiểm
Nhược điểm:
- Khó nhìn rõ các cấu trúc sâu trong ruột do khí
- Kết quả dễ bị ảnh hưởng bởi tay nghề bác sĩ
- Độ chính xác không cao như nội soi
Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán khác
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ khác giúp người bệnh chẩn đoán viêm đại tràng chính xác như:
Nội soi đại tràng
Nội soi là phương pháp thủ thuật trong y khoa. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể:
- Phát hiện ổ viêm, loét, polyp, khối u, xuất huyết, nhiễm trùng…
- Có thể lấy mẫu mô (làm sinh thiết tại chỗ) để xét nghiệm nếu nghi ngờ ung thư hoặc các bệnh lý viêm mãn tính.
- Thực hiện can thiệp như cắt polyp, cầm máu, gắp dị vật hoặc điều trị tại chỗ nếu cần.
Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng, trong đó có viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng và các bệnh lý khác. Nội soi thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng kéo dài như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân, hoặc trong chương trình tầm soát ung thư.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp phân tích nhóm mẫu máu của người bệnh nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đặc biệt là những dấu hiệu liên quan đến viêm nhiễm, thiếu máu hoặc phản ứng miễn dịch.
Trong bệnh đại tràng, xét nghiệm máu giúp bác sĩ:
- Kiểm tra tình trạng viêm thông qua các chỉ số như CRP (C-reactive protein), ESR (tốc độ lắng máu).
- Phát hiện thiếu máu – một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn do chảy máu kéo dài.
- Đánh giá các chất chỉ điểm sinh học như Calprotectin máu hoặc Lactoferrin, hỗ trợ phân biệt viêm đại tràng thật sự với rối loạn tiêu hóa chức năng.
Xét nghiệm phân
Mục tiêu giúp phát hiện các dấu hiệu viêm, nhiễm trùng, chảy máu tiềm ẩn hoặc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, xét nghiệm phân giúp bác sĩ phân biệt viêm đại tràng do nhiễm trùng hay tự miễn để từ đó chỉ định đúng kháng sinh hoặc cách điều trị phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp này ít tốn kém, dễ thực hiện và cho độ chính xác cao.
Tóm lại, siêu âm đại tràng là phương pháp hỗ trợ, không thay thế được nội soi khi cần chẩn đoán viêm đại tràng. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến khám tại các trung tâm tiêu hóa uy tín để được chẩn đoán đúng và điều trị sớm.
➤ Đọc thêm: Địa chỉ khám viêm đại tràng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. |
Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi. Dạo gần đây e hay sờ thấy dọc theo đại tràng bên phải căng cứng, sờ to trên bụng, có lúc xẹp có lúc không. Có lúc e ấn vào thì cảm thấy bụng sôi và xẹp lại. Thỉnh thoảng em bị đau bụng dưới rốn, muốn đi cầu liền, đi xong hết đau bụng. Có khi tự nhiên bụng quặn lên căng cứng, đau bụng, đi cầu xong thì hết. E rất lo vì tình trạng cứ sờ thấy đại tràng căng to bên bụng. Khi căng thẳng, mất ngủ là mót đi cầu. Mong bác sĩ giải đáp giúp e, e cảm ơn
Chào chị Nguyễn Mỹ Duyên.
Với những thông tin chị cung cấp, rất có thể chị đang gặp phải hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt chị nhé! Nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức gây ra các rối loạn chức năng đại tràng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như sôi bụng, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngay sau khi ăn…và khi bệnh nhân lo lắng căng thẳng, tiếp xúc với đồ ăn lạ hay các chất kích thích thì các triệu chứng có thể tăng nặng thêm.
Trường hợp này, chị nên sử dụng Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) chứa thành phần 5-HTP giúp ổn định hệ thần kinh đại tràng, giảm tính nhạy cảm của đại tràng, từ đó giúp bệnh ổn định và hạn chế tái phát chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn cho chị, page sẽ inbox cho chị nhé! Chị vui lòng check inbox giùm page nha!
Chào bác sỹ, e đi cầu 2-3l/ng phân nhỏ dẹt, còn cảm giác mót rặn đi k hết phân thi thoảng có nhầy đây là triệu chứng của bệnh gì?
Chào anh Tran Quang Khại!
Với những thông tin anh cung cấp, rất có thể anh đang gặp phải hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt anh nhé! Nguyên nhân chủ yếu do hệ thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức gây ra các rối loạn chức năng đại tràng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như sôi bụng, đầy bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, ngay sau khi ăn…và khi bệnh nhân lo lắng căng thẳng, tiếp xúc với đồ ăn lạ hay các chất kích thích thì các triệu chứng có thể tăng nặng thêm.
Trường hợp này, anh nên sử dụng Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) chứa thành phần 5-HTP giúp ổn định hệ thần kinh đại tràng, giảm tính nhạy cảm của đại tràng, từ đó giúp bệnh ổn định và hạn chế tái phát anh nhé!
Để được tư vấn cụ thể hơn giúp anh về trường hợp của mình, anh vui lòng liên hệ số tổng đài miễn cước 18001506 vào giờ hành chính để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cho em hỏi mỗi lần em đi đại tiện xong thì bụng đau âm ỉ vào bụng bị tóp lại, đi cầu 1-2 lần 1 ngày, phân hơi nhão. Em bị cũng lâu rồi bác sĩ tư vấn giúp em ạ!
Chào bạn Tùng! Với những triệu chứng bạn miêu tả có thể bạn đang có dấu hiệu viêm đại tràng anh nhé! Niêm mạc đại tràng đang có tổn thương viêm, loét nên khi phân đi qua gây cọ xát, vết viêm khó lành, làm thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau bụng và rối loạn đi cầu. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh (xanh) với thành phần ImmueGamma giúp tái tạo niêm mạc đại tràng, giúp bổ sung tốt lợi khuẩn và tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1506 (miễn cước gọi) tất cả các ngày trong tuần bạn nhé.
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!