Với bệnh đại tràng co thắt, việc sử dụng thuốc luôn là lựa chọn hàng đầu mà người bệnh nghĩ tới, bởi khả năng áp chế triệu chứng nhanh chóng. Ở bài viết dưới đây, Tràng Phục Linh tổng hợp thông tin chi tiết các loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt.
Mục lục
Hiểu về bệnh đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt (còn gọi là hội chứng ruột kích thích – IBS) là một rối loạn chức năng của đại tràng mà không có tổn thương thực thể. Bệnh gây rối loạn tính chất phân và tăng co bóp đại tràng, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Dựa trên triệu chứng, bệnh được chia thành bốn loại: tiêu chảy chiếm ưu thế, táo bón chiếm ưu thế, kết hợp cả hai hoặc không phân loại được.
Các triệu chứng bệnh thường không cố định và có thể thay đổi theo thời gian. Triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng quặn, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm lạ, chua, cay hoặc khi căng thẳng. Cơn đau thường giảm sau khi đi ngoài. Người bệnh cũng có thể gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân không ổn định, chướng bụng, đầy hơi, và khó tiêu. Nếu kéo dài, bệnh có thể gây mất ngủ, chóng mặt, hồi hộp và căng thẳng.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ, nhưng thường liên quan đến sự nhạy cảm của ruột đối với tín hiệu từ não bộ, khiến đại tràng co bóp bất thường khi căng thẳng. Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng làm triệu chứng nặng hơn.
☛ Xem để hiểu hơn: Nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt
Các loại thuốc Tây trị đại tràng co thắt
Dưới đây là bảng tổng hợp các loại thuốc Tây trị đại tràng co thắt, bao gồm nhóm thuốc, công dụng, liều dùng và lưu ý:
Nhóm thuốc | Tên thuốc | Công dụng | Liều dùng | Lưu ý |
---|---|---|---|---|
Thuốc chống co thắt đại tràng | Hyoscine butylbromide (Buscopan) | Giảm co thắt, giảm đau bụng nhanh chóng | 10–20 mg/lần, 3–4 lần/ngày | Không dùng cho người bị tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt |
Mebeverine (Duspatalin) | Tác động trực tiếp lên cơ trơn đại tràng, giảm đau | 200 mg/lần, 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 20 phút | Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 12 tuổi | |
Alverine citrate | Giảm đau bụng do co thắt | 60–120 mg/lần, 1–3 lần/ngày | Tránh dùng nếu dị ứng với thành phần thuốc | |
Thuốc điều trị táo bón | Polyethylene glycol (Forlax, Movicol) | Làm mềm phân, tăng nhu động ruột | 10–20 g/lần, 1–2 lần/ngày | Uống nhiều nước để tránh mất nước |
Lactulose (Duphalac) | Giữ nước trong ruột, giúp đi ngoài dễ hơn | 15–30 ml/lần, 1–2 lần/ngày | Có thể gây đầy hơi trong thời gian đầu | |
Magnesium hydroxide | Nhuận tràng, kích thích ruột hoạt động tự nhiên | 15–30 ml/lần, uống trước khi đi ngủ | Không dùng kéo dài, tránh mất cân bằng điện giải | |
Thuốc điều trị tiêu chảy | Loperamide (Imodium) | Giảm nhu động ruột, giảm số lần đi ngoài | 2 mg/lần, sau mỗi lần đi ngoài (tối đa 8 mg/ngày) | Không dùng khi sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng ruột |
Racecadotril (Hidrasec) | Giảm tiết nước vào ruột, giúp phân đặc hơn | 100 mg/lần, 3 lần/ngày, trước bữa ăn | Chỉ dùng trong thời gian ngắn, ngừng khi triệu chứng thuyên giảm | |
Thuốc điều hòa nhu động ruột | Trimebutine (Debridat) | Ổn định nhu động ruột, giảm đau bụng | 100–200 mg/lần, 2–3 lần/ngày, trước bữa ăn | Dùng đúng liều để tránh rối loạn nhu động ruột |
Tegaserod | Kích thích nhu động ruột trong trường hợp táo bón | 6 mg/lần, 2 lần/ngày, trước bữa ăn | Không dùng cho người có bệnh tim mạch | |
Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng | Simethicone (Espumisan, Gas-X) | Giảm đầy hơi, khó chịu do khí trong ruột | 40–125 mg/lần, 3–4 lần/ngày, sau bữa ăn | Uống sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất |
Alpha-galactosidase | Hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm chứa nhiều chất xơ | 300–1200 đơn vị/lần, trước bữa ăn | Giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm khó tiêu | |
Thuốc an thần, chống trầm cảm | Amitriptyline, Nortriptyline | Giảm đau, an thần nhẹ, hỗ trợ hệ tiêu hóa | 10–25 mg/ngày, uống trước khi ngủ | Có thể gây buồn ngủ, khô miệng |
SSRIs (Fluoxetine, Sertraline) | Giảm lo âu, hỗ trợ bệnh nhân IBS có stress | 10–20 mg/ngày, uống vào buổi sáng | Cần theo dõi khi sử dụng lâu dài | |
Probiotics (Lợi khuẩn) | Lactobacillus, Bifidobacterium | Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm đầy hơi | 1–2 tỷ lợi khuẩn/lần, 1–2 lần/ngày | Uống sau bữa ăn để tăng hiệu quả |
Saccharomyces boulardii | Kiểm soát tiêu chảy, hỗ trợ đường ruột | 250–500 mg/lần, 1–2 lần/ngày | Hạn chế dùng khi đang điều trị bằng kháng sinh |
Lưu ý chung:
✅ Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
✅ Không lạm dụng thuốc điều trị táo bón hoặc tiêu chảy, tránh làm mất cân bằng hệ tiêu hóa.
✅ Kết hợp điều trị bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tối ưu hiệu quả điều trị.
✅ Tái khám nếu triệu chứng không cải thiện sau khi dùng thuốc.
Việc lựa chọn thuốc phù hợp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị.
Bài thuốc Đông y trị viêm đại tràng co thắt
1.Thể can tỳ bất hòa
Triệu chứng: Đau bụng quặn thắt, giảm sau khi đại tiện xong, táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy, tiêu chảy thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.
Bài thuốc
- Bạch truật (sao vàng) 12g
- Trần bì 8g
- Bạch thược 12g
- Phòng phong 8g
- Sài hồ 8g
- Chỉ thực 10g
- Sắc uống ngày 1 thang.
2.Thể tỳ vị khí hư
Triệu chứng: Đại tiện lúc lỏng, lúc táo, đầy bụng ăn uống không tiêu, ăn ngủ kém, người mệt mỏi, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch tế nhược.
Bài thuốc:
- Đảng sâm 96g
- Biển đậu (sao) 96g
- Trần bì 64g
- Bạch truật (sao) 80g
- Chích thảo 64g
- Ý dĩ (sao) 64g
- Phục linh 64g
- Liên nhục 96g
- Cát cánh 64g
- Hoài sơn (sao) 64g
- Sa nhân 64g
- Tán bột. Ngày uống 15 – 20g chia 3 lần với nước táo sắc hoặc nước ấm.
3.Thể tỳ thận dương hư
Triệu chứng: Đau bụng, bụng sôi, đi đại tiện xong đỡ đau, đau lưng mỏi gối, người lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Tứ thần hoàn gia vị.
- Bổ cốt chỉ 160g
- Nhục đậu khấu 80g
- Ngũ vị tử 80g
- Ngô thù du 40g
- Sinh khương 300g
- Đại táo (bỏ hột lấy nhục) 240g
4. Thể khí trệ thấp trở
Triệu chứng như bụng chướng đau, người bệnh xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón, bụng sôi, đầy bụng, kém ăn, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch nhu hoãn.
Bài thuốc:
- Sài hồ 8g
- Bạch thược 12g
- Chỉ sác 8g
- Chích thảo 4g
- Xuyên khung 8g
- Hương phụ 8g
- Thương truật 8g
- Cam thảo 4g
- Hậu phác 8g
- Trần bì 8g
- Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm hoàn. Ngày uống 16- 20g.
5. Thể khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: Bụng đau xen lẫn với tiêu chảy hoặc táo bón, bụng sôi, ngực bụng đầy trướng, đau lưng mỏi gối, chán ăn, người mệt mỏi, lưỡi tím co ban ứ huyết, mạch sáp.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp kim linh tử tán.
- Sài hồ 8g
- Bạch thược 12g
- Chỉ sác 8g
- Chích thảo 4g
- Xuyên khung 8g
- Hương phụ 8g
- Kim linh tử 6g
- Diên hồ sách 6g
- Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc dân gian trị viêm đại tràng co thắt
Bài thuốc từ vừng đen và mật ong
Mật ong được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, lợi tiêu hóa. Trong khi đó, vừng lại cung cấp nhiều chất xơ có khả năng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, chống lại hiện tượng ăn lâu tiêu, đầy bụng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt.
Cách dùng
- Vừng đen: 1kg đem rang cho chín thơm, để nguội, cất vào hũ kín dùng dần.
- Mỗi lần lấy 1 thìa cà phê vừng trộn chung với 1/2 thìa mật ong nguyên chất cho vào miệng nhai kỹ rồi nuốt.
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Củ riềng
Theo Đông y củ riềng có tính ấm, tác động đến tỳ vị giúp khử hàn, ôn trung, chỉ tả, kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn – triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt.
Cách dùng :
- Lấy 20g củ riềng tươi rửa sạch đất cát, giã nát.
- Sau đó cho riềng vào ấm chung với 20g lá lốt hãm với nước sôi làm trà.
- Ủ khoảng 20 phút sau rót ra uống dần.
- Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.
Hoặc
- Riềng tươi 20g,
- Búp ổi 20g,
- Vỏ quả chuối xanh 30g.
- Cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút rồi chắt ra uống dần.
Hoặc
- Riềng tươi 20g,
- Lá nhót 20g,
- Lá mã đề 20g.
- Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Hoặc
- Riềng tươi 20g,
- Bạch truật 16g,
- Lệ chi 20g,
- Quế tốt 8g.
- Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Tràng Phục Linh PLUS giải pháp cho bệnh Đại tràng co thắt
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có biểu hiện bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS theo hướng dẫn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh hoặc sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800.1506 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn nhé
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |