Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, gây đau bụng, rối loạn đại tiện nhưng không có tổn thương thực thể. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mục lục
Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?
Viêm đại tràng co thắt, còn gọi là hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng, là một bệnh lý tiêu hóa mạn tính phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối loạn nhu động ruột, gây đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện nhưng không gây tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng.
Điểm khác biệt của viêm đại tràng co thắt so với các bệnh viêm đại tràng khác là dù có triệu chứng kéo dài ít nhất 3 tháng, các xét nghiệm như nội soi hay sinh thiết vẫn không phát hiện tổn thương hoặc viêm nhiễm thực sự. Điều này khiến bệnh khó chẩn đoán và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý đại tràng khác.
Viêm đại tràng co thắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Theo thống kê, khoảng 20% dân số thế giới mắc bệnh, và tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng 30-40% số bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh lại gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người mắc.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt có thể do nhiều yếu tố tác động, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:
- Chế độ ăn uống kém vệ sinh: Thực phẩm nhiễm khuẩn (vi khuẩn lỵ, thương hàn, lỵ amip), đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Căng thẳng, stress: Rối loạn serotonin làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ (dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh) làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Rối loạn nhu động ruột: Đại tràng co thắt bất thường khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc giảm đau kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Lưu ý:
Chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp và tùy thuộc vào từng bệnh nhân cũng như trang thiết bị của cơ sở y tế.
- Bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng, chụp X-quang có thuốc cản quang hoặc xét nghiệm phân để loại trừ các bệnh lý khác.
- Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, gây khó chịu, căng thẳng, rối loạn tiêu hóa và kiêng khem nhiều thực phẩm.
Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
- Đau bụng kéo dài: Đau âm ỉ hoặc quặn thắt, thường xuất hiện vào ban ngày, đặc biệt sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, giảm sau khi đi ngoài nhưng dễ tái phát.
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai, kéo dài ít nhất 3 tháng. Phân thường nát, có nhầy nhưng không lẫn máu; kèm theo đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.
- Rối loạn đại tiện: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau khi ăn; có cảm giác mót rặn, đi chưa hết phân.
- Nổi cục ở bụng: Khi sờ vào vùng bụng bị đau có thể cảm nhận được cục cứng, do một đoạn đại tràng co thắt làm đoạn bên cạnh phình to hơn.
- Triệu chứng ngoài tiêu hóa: Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh.
Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng co thắt là bệnh mạn tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể kéo dài dai dẳng và dẫn đến nhiều hệ lụy như:
- Ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy giảm hiệu suất làm việc.
- Suy dinh dưỡng, mệt mỏi: Kiêng khem quá mức, hấp thu kém khiến cơ thể suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác: Rối loạn nhu động ruột kéo dài có thể gây viêm đại tràng mạn tính, trĩ, rối loạn hấp thu.
Mặc dù bệnh không gây biến chứng nguy hiểm như ung thư, nhưng để tránh ảnh hưởng lâu dài, người bệnh cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt là bệnh mạn tính, chưa có thuốc chữa dứt điểm nhưng có thể kiểm soát tốt bằng các phương pháp dưới đây:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Tránh thực phẩm gây kích thích: đồ cay nóng, rượu bia, cà phê, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu, sinh hơi như đậu, bắp cải, sữa tươi nếu không dung nạp lactose.
- Bổ sung thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ hòa tan như chuối, khoai lang, rau xanh.
- Ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên đường ruột.
2. Kiểm soát căng thẳng
- Hạn chế stress, căng thẳng – yếu tố kích thích bệnh bùng phát.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để kích thích nhu động ruột hoạt động ổn định.
3. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Như mebeverin, trimebutin giúp giảm đau bụng, co thắt đại tràng.
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Dùng cho người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
- Thuốc an thần, giảm lo âu: Trong trường hợp bệnh liên quan nhiều đến căng thẳng thần kinh.
4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để kiểm soát triệu chứng viêm đại tràng co thắt. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm kết hợp Đông – Tây y, đã được nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội, giúp giảm đau bụng, điều hòa nhu động ruột, phục hồi niêm mạc đại tràng.
Thành phần chính
- 5-HTP: Điều hòa serotonin, giảm co thắt đại tràng.
- ImmuneGamma®: Cân bằng hệ vi khuẩn, tăng cường miễn dịch đường ruột.
- Bạch truật, Bạch thược, Hoàng bá, Mộc hương: Giảm đau bụng, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
Công dụng>
✅ Giảm đau quặn bụng, hạn chế tiêu chảy, táo bón.
✅ Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng đề kháng cho đại tràng.
✅ Hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột, giảm nguy cơ tái phát.
Cách sử dụng
- Giai đoạn cấp tính: 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.
- Duy trì: 2 viên/ngày, dùng liên tục 3-6 tháng để tối ưu hiệu quả.
Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp an toàn, giúp người bệnh viêm đại tràng co thắt cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.
➠ Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
➠ Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), giao tận nhà ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY
⭐ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Cách thức đăng ký tham gia vô cùng đơn giản, Quý khách chỉ cần gọi về tổng đài miễn cước 18001506 trước khi sử dụng sản phẩm để đăng ký. |
chao BS! cho cháu hỏi là cháu có dấu hiệu đau bụng dưới rốn từ 8h tối hôm qua và keo dài tới giờ vẫn còn đau..đêm ngủ không được vì đau bụng.chau phai di vs 3 lần.,không bi tiêu chảy nhung phân ít…….sáng ăn cháo xong cháu lại đau bụng nữa…BS cho chau hoi đó laq dấu hiệu của bênh gì ạ?
Chào bạn!
Những cơn đau trên có thể bạn đang có dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa( dạ dày- tá tràng, đại tràng,…). Bạn nên thu xếp thời gian đến bệnh viện khám và làm một số kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
Tôi thường xuyên đi ngoài ngày 3-4 lần cứ sau bữa ăn, có khi là khó đi, bệnh đã lâu để nghị bác sỹ cho biết tôi nên dùng loại thuốc gì?
Chào bạn!
Bạn đi ngoài phân của bạn như thế nào? Thường lỏng, nát không thành khuôn hay rắn vậy bạn? Phân có kèm theo nhầy hay lẫn máu gì không bạn? Bạn có đau bụng nhiều không?Có kèm theo đầy bụng, chướng hơi gì không bạn? Với triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn bị rối loạn nhu động ruột, hoặc cũng có thể là bạn gặp phải hội chứng ruột kích thích, bạn nên đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác bạn nhé! Từ đó sẽ có phương án điều trị hợp lý cho chứng bệnh của bạn!
Nếu cần được tư vấn thêm bạn vui lòng gọi tới số 1800 1506 (miễn cước gọi) trong giờ hành chính!
Chúc bạn sức khỏe!
Trước e ăn cay và Hải sản k có vấn đề gì 3 năm trở lại đây e ăn cay hay ăn Hải sản vào là bị đau bụng đi ngoài…mấy tháng nay e còn có triệu chứng là rất buồn đi nặng nhưng ngồi rất lâu k đi được có khi 3 4 ngày buồn lắm nhưng ngồi mãi cũng k đi được. Nhưng lạ cái có lúc lại đi rất Bình thường. vậy mong được các chuyên gia tư vấn và cho e hỏi nếu đi khám chuyên khoa thỳ khám ở đâu tin tưởng và chuẩn đoán chính xác đi bệnh. E ở Hà Nội ạ. E xin cám ơn trước ạ
Chào bạn,
Với những triệu chứng bạn mô tả thì rất có thể bạn đang bị hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt. Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn nên đi đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện ít nhất là tuyến tỉnh, còn có điều kiện thì nên đến tuyến trung ương như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Y Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện Y Dược Hồ Chí Minh… là tốt nhất bạn nhé.
Cần thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn bạn nhé.
Cảm ơn bạn nhiều
E bị co thắt cơ bụng vạy la bị bệnh gì vậy ak
Chào bạn Tran khanh linh
Bạn gặp tình trạng kể trên bao nhiêu lâu rồi? Bạn có gặp các triệu chứng khác như đau bụng hay rối loạn đi cầu không?
Bạn vui lòng chia sẻ thêm về các triệu chứng bạn gặp phải hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 vào giờ hành chính để trao đổi trực tiếp với chuyên gia nhé.
Cảm ơn bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Em đã bị căgn tức bụng bên phải ngang rốn hầu như liên tục. Đã uống rất nhiều thuốc của bệnh viện nhưng không thấy bớt, đã có nội soi dạ dày và đại tràng tại bệnh viện rồi bác sĩ chuẩn đoán: Viêm dạ dày, IBS đại tràng. Vậy giờ em phải điều trị ra sao nhờ BS tư vấn giùm em cảm ơn nhiều!
Chào bạn!
Theo như kết quả bạn đã đi khám đại tràng và dạ dày thì tình trạng của bạn là do.
1. Viêm dạ dày: tổn thương trên niêm mạc dạ dày, có thể gây: đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng, đau tức thượng vị… bạn nên điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ, có thể dùng thêm nghệ và mật ong
2. IBS là viết tắt của Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Đại tràng co thắt: khi nội soi đại tràng niêm mạc đại tràng không bị viêm, nguyên nhân thường do thần kinh đại tràng nhạy cảm quá mức bình thường, có thể gây: rối loạn đi cầu, khuôn phân thay đổi, đau bụng dọc theo khung đai tràng… dễ tăng lên khi chế độ ăn uống và vận động không hợp lý hay khi lo lắng, căng thẳng.
Bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên dành cho người Hội chứng ruột kích thích như: Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) với thành phần 5HTP giúp ổn định thần kinh đại tràng, giảm các kích thích co thắt đại tràng hiệu quả. Bạn sử dụng: Tháng đầu tiên 6 viên/ ngày chia 2 lần, mỗi lần 3 viên, uống sau ăn 1 giờ, khi các triệu chứng giảm từ tháng thứ 2 bạn dùng 4 viên/ ngày, duy trì 3- 6 tháng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời bạn lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý theo đường link sau: http://trangphuclinh.vn/che-do-an-uong-danh-cho-benh-dai-trang-co-that-9209/
Cần thêm thông tin tư vấn bạn vui lòng gọi lên tổng đài 1800.1506 (miễn cước cuộc gọi) trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh!