Nội soi đại tràng là một phương pháp y khoa giúp quan sát bên trong đường ruột già (hay còn gọi là đại tràng) nhằm phát hiện các vấn đề như viêm loét, polyp, ung thư đại tràng… Việc hiểu rõ nội soi đại tràng là gì và cách chuẩn bị ra sao sẽ giúc người bệnh chủ động hơn, tăng cường hiệu quả chẩn đoán và điều trị.
Mục lục
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là một phương pháp y khoa hiện đại được sử dụng để kiểm tra và phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chẩn đoán sớm các bệnh lý ở đại tràng như viêm loét, polyp, và đặc biệt là phát hiện nguy cơ ung thư ở giai đoạn sớm – điều mà các phương pháp như X-quang hay siêu âm bụng có thể bỏ sót.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Siêu âm có phát hiện được viêm đại tràng không?
Đối tượng nào cần nội soi đại tràng?
Dưới đây là những nhóm đối tượng cần nội soi đại tràng bao gồm:
- Người trên 40 tuổi: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ cao về ung thư đại tràng. Người bệnh nên tầm soát theo định kỳ 5-10 năm/1 lần, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng.
- Người có triệu chứng về tiêu hóa: Biểu hiện như đi ngoài ra máu, đau bụng ở vùng dưới, đi ngoài phân đen, rối loạn tiêu hóa lâu ngày, gầy sứt không rõ nguyên nhân.
- Người có tiền sử gia đình về bệnh đường ruột: Nhất là ung thư đại tràng hoặc các loại polyp tiền ung thư. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
- Người mắc các bệnh lý mãn tính về ruột: Như viêm đại tràng mãn tính, viêm loét đại tràng, Crohn. Cần theo dõi tình trạng bệnh và nguy cơ chuyển đổi ung thư.
- Người có kết quả xét nghiệm bất thường: Như test phát hiện máu trong phân dương tính hoặc marker ung thư cao.
- Người đã nội soi trước đó: Có kết quả phát hiện polyp hoặc tổn thương trước đó, cần theo dõi tái khám theo đề xuất của bác sĩ.
Việc xác định đối tượng cần nội soi giúc phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm và tăng khả năng điều trị hiệu quả.
Các bước cần chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Việc chuẩn bị đúng cách là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng và độ chính xác của nội soi đại tràng. Dưới đây là những bước cần thực hiện:
- Chế độ ăn trước khi nội soi: Khoảng 2 – 3 ngày trước nội soi, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, rau sống, trái cây có hạt, thực phẩm có màu đậm. Đặc biệt trước ngày soi, chuyển sang ăn lỏng như cháo, súp, nước lọc.
- Nhịn ăn uống: Thông thường cần nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi làm thủ thuật. Tuyệt đối không ăn uống gì sau thời điểm được hướng dẫn để tránh nguy cơ sặc hoặc ảnh hưởng đến quá trình gây mê.
- Uống thuốc xổ/làm sạch ruột: Bác sĩ sẽ kê thuốc xổ dạng uống vào đêm hôm trước hoặc sáng hôm nội soi. Mục đích là làm sạch toàn bộ chất thải trong ruột để quan sát được rõ ràng.
- Trao đổi với bác sĩ: Người bệnh cần thông báo tất cả thuốc đang dùng (đặc biệt là thuốc chống đông, thuốc tim mạch…), tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp…).
- Chuẩn bị tinh thần: Người bệnh nên đi cùng người thân (nếu có gây mê), mang theo hồ sơ y tế, và đến sớm để được hướng dẫn cụ thể.
Quy trình nội soi đại tràng
Quy trình thực hiện nội soi đại tràng thường diễn ra theo các bước sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra ban đầu: Nhân viên y tế xác nhận thông tin bệnh nhân, kiểm tra huyết áp, mạch, và tình trạng tổng quát trước khi thực hiện.
- Gây mê nhẹ hoặc không gây mê: Người bệnh có thể được gây mê ngắn nếu lo lắng, đau hoặc nội soi kéo dài. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ dùng thuốc an thần nhẹ.
- Tiến hành nội soi: Bác sĩ đưa ống nội soi mềm (có gắn camera) qua hậu môn vào đại tràng. Trong quá trình này, khí hoặc hơi sẽ được bơm vào ruột để làm căng lòng ruột, giúp quan sát rõ hơn.
- Quan sát và xử lý: Bác sĩ quan sát hình ảnh, chụp hình, ghi chú vị trí tổn thương. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ ngay. Nếu cần, mẫu mô sẽ được lấy để sinh thiết.
- Rút ống và theo dõi sau soi: Sau khi hoàn tất, ống nội soi được rút nhẹ nhàng. Người bệnh được theo dõi tại phòng hậu kiểm trong khoảng 30 – 60 phút để kiểm tra phản ứng sau thủ thuật.
- Kết luận và dặn dò: Bác sĩ sẽ giải thích kết quả ban đầu và hướng dẫn chăm sóc sau khi về nhà.
Lưu ý sau khi nội soi đại tràng
Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Không nên vận động mạnh, tránh làm việc nặng ngay trong ngày đầu tiên.
- Theo dõi phản ứng cơ thể: Cảm giác đầy bụng, xì hơi nhiều là bình thường do hơi được bơm vào đại tràng trong quá trình nội soi.
- Chế độ ăn nhẹ: Bắt đầu bằng thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sau đó tăng dần theo sự hồi phục của hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: Giúp bù lại lượng nước đã mất và hỗ trợ làm sạch ruột.
- Tránh rượu bia, cà phê: Trong vòng 24-48 giờ đầu.
- Liên hệ bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường: Như đau bụng dữ dội, sốt cao, chảy máu nhiều từ hậu môn, buồn nôn không dứt…
Biến chứng có thể xảy ra
Mặc dù nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn, nhưng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng hiếm gặp:
- Chảy máu: Thường do lấy mẫu sinh thiết hoặc cắt polyp. Đa phần tự cầm máu, nhưng có thể cần can thiệp nếu chảy nhiều.
- Thủng ruột: Là biến chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp (tỷ lệ <0.1%). Thường xảy ra ở người có bệnh lý ruột nặng.
- Phản ứng phụ sau gây mê: Như chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp. Cần theo dõi vài giờ sau khi làm thủ thuật.
- Đau bụng, đầy hơi: Do bơm hơi trong quá trình nội soi, thường tự hết sau vài giờ.
Người bệnh cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau nội soi để được xử trí kịp thời.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bị viêm đại tràng khi nào cần đi khám? Địa chỉ khám uy tín?
🔹🔹🔹Để giúp Khách hàng vừa dễ dàng nhận biết hàng chính hãng, vừa tiết kiệm chi phí, Tràng Phục Linh PLUS có chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên trị giá 195.000. ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp |