Viêm đại tràng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau bụng, đi ngoài, rối loạn đại tiện, chướng bụng đầy hơi, người mệt mỏi. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ chuyển sang dạng mạn tính việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để chẩn đoán viêm đại tràng cần làm những xét nghiệm gì?
Mục lục
Xét nghiệm đại tràng là gì?
Xét nghiệm đại tràng là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của đại tràng, giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, polyp hoặc ung thư đại tràng. Đây là bước quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn tiêu hóa, đặc biệt đối với những người có triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh đại tràng.
Thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương của niêm mạc đại tràng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Siêu âm có phát hiện được viêm đại tràng không?
Khi nào cần xét nghiệm?
Xét nghiệm đại tràng nên được thực hiện khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý như:
- Đau bụng kéo dài, đặc biệt là vùng bụng dưới.
- Rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón, phân lúc lỏng lúc rắn, mót rặn…).
- Phân có máu, nhầy hoặc màu sắc bất thường.
- Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Chán ăn, suy nhược cơ thể, sút cân nhanh không rõ lý do.
- Cơ thể thiếu máu, da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi.
Ngoài ra, một số trường hợp cũng cần phải đi xét nghiệm như:
- Tiền sử viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
- Gia đình có người mắc ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng.
- Người trên 50 tuổi nên xét nghiệm định kỳ để tầm soát ung thư.
Nếu gặp các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp, giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng
Trước khi làm các xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ thăm khám sợ bộ, người bệnh có thể trả lời những câu hỏi:
- Bắt đầu đau khi nào?
- Đau trong bao lâu thì hết?
- Có triệu chứng bất thường gì khác không?
- Các câu hỏi kèm theo như tiền sử về bệnh huyết áp cao, tiểu đường không, thường xuyên dùng chất kích thích không?
Người bệnh được chỉ định làm một số xét nghiệm dưới đây để đánh giá tình trạng sức khỏe:
Xét nghiệm máu
Giúp đánh giá tình trạng toàn thể của người bệnh, tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới viêm đại tràng. Đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Số lượng hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, tiểu cầu có vai trò đông máu do đó biết số lượng tiểu cầu giúp ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chảy máu của người bệnh.
Xét nghiệm phân
Mục đích là để tìm máu ẩn trong phân hoặc cấy phân tìm vi khuẩn. Máu trong phân có thể cho thấy các bệnh như: ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng hoặc trực tràng.
Điện giải đồ
Đây là xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. Các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
Chức năng thận
Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động của thận thông qua chỉ số ure và creatinine trong máu. Đặc biệt, với bệnh nhân viêm đại tràng bị tiêu chảy kéo dài, mất nước có thể làm tăng creatinine, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận.
Màng hoặc phim X-quang
X-quang bụng đơn giản được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi nghi ngờ rứt ruột. Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh, đặc biệt hữu ích trong trường hợp đau bụng dữ dội. Tuy nhiên để có kết quả chính xác hơn, X-quang thường được kết hợp với CT hoặc nội soi.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)
CT quét cơ bản là tia X trên máy tính. Chúng tạo ra một hình ảnh chi tiết hơn so với một tia X chuẩn. Điều này làm cho chúng hữu ích để kiểm tra ruột non, cũng có thể phát hiện các biến chứng của bệnh viêm đại tràng.
MRI đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra các mô mềm và phát hiện ra rò.
Cả MRI và CT scan đều có thể được sử dụng để xác định có bao nhiêu ruột bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm đại tràng.
Nội soi đại tràng
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất. Phương pháp sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn giúp quan sát bên trong lòng đại tràng cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng giúp xác định chẩn đoán.
Biện pháp này khá an toàn và ít để lại biến chứng tuy nhiên người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau khi ống nội soi di chuyển. Vì vậy, có 2 phương pháp nội soi:
- Nội soi không gây mê
- Nội soi gây mê
Lưu ý trước và sau khi xét nghiệm đại tràng
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và an toàn, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng trước và sau khi thực hiện.
Trước khi xét nghiệm viêm đại tràng
Chuẩn bị kỹ càng trước khi xét nghiệm giúp tăng độ chính xác của kết quả và tránh các biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
- Nhịn ăn trước nội soi: Không ăn trong vòng 6-8 giờ trước khi thực hiện nội soi để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn của bác sĩ.
- Uống thuốc làm sạch ruột: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhuận tràng hoặc dung dịch thụt tháo trước khi nội soi để loại bỏ hết cặn bã trong ruột, giúp hình ảnh nội soi rõ ràng hơn.
- Tránh thực phẩm dễ gây cặn: Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau sống, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại hạt nhỏ vì chúng có thể còn sót lại trong ruột.
- Không uống rượu bia, cà phê: Các chất kích thích có thể làm kích ứng đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả nội soi.
- Thông báo cho bác sĩ về thuốc đang dùng: Nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường hoặc các thuốc điều trị bệnh mạn tính khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp.
- Tránh sử dụng thuốc: Một số thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc thuốc nhuận tràng trong vòng 48 giờ trước khi lấy mẫu phân, vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Không ăn thực phẩm có thể làm đổi màu phân: Thực phẩm như củ dền, dâu tây, thịt đỏ vì có thể gây nhầm lẫn với máu trong phân.
Sau khi xét nghiệm viêm đại tràng
Sau khi xét nghiệm, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và có chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi tại chỗ: Nếu có sử dụng thuốc gây mê, người bệnh nên ở lại bệnh viện ít nhất 30-60 phút để theo dõi trước khi ra về.
- Không lái xe ngay sau nội soi: Thuốc gây mê có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, nên cần có người thân đi cùng hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
- Ăn uống nhẹ nhàng: Sau nội soi, nên bắt đầu với thức ăn lỏng như cháo, súp, nước ép trái cây để giúp ruột thích nghi dần.
- Tránh đồ cay nóng, dầu mỡ: Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng niêm mạc đại tràng, làm tình trạng viêm nặng hơn.
- Uống nhiều nước: Giúp cơ thể bù nước, hỗ trợ làm sạch ruột và giảm táo bón sau nội soi.
☛ Tham khảo chi tiết: Bị viêm đại tràng khi nào cần đi khám?
🔹🔹🔹Ưu đãi đặc biệt từ 10/6 đến 30/6, tích mới 8 điểm Tràng Phục Linh PLUS nhận ngay 1 hộp Đông Trùng Hạ Thảo 20 viên trị giá 600.000đ ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. Chi tiết ưu đãi liên hệ 1800 1506. |