Trứng là thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Trứng giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe giúp tăng sức đề kháng. Nhưng với những người bệnh viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
Viêm đại tràng có nên ăn trứng?
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Đại tràng là nơi tích lũy chất thải nên có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét. Thông thường, các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun tóc, các loại vi khuẩn, nấm….là những tác nhân gây ra viêm đại tràng.
Một số dấu hiệu của viêm đại tràng như:
- Đau tức vùng bụng dưới, đau quặn từng cơn
- Đi ngoài phân lỏng, có thể lẫn máu tươi trong phân
- Mót rặn, đi xong lại muốn đi tiếp
- Sốt
- Cơ thể mệt mỏi, ăn ngủ kém, sụt cân
Vậy “bị viêm đại tràng có ăn trứng được không?”. Theo Bragagnini – phát ngôn viên quốc gia của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng cho biết: “Trứng là nguồn thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng và protein. Vì vậy, người bệnh có thể ăn trứng với liều lượng vừa phải giúp dễ tiêu hóa và tăng cường cho sức khỏe.”
Theo nghiên cứu cho thấy trong 100g trứng cung cấp cho cơ thể 130calo. Bên cạnh đó, trứng còn chứa các chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Trong trứng còn chứa thành phần acid amin, protein dồi dào hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng và giúp người bệnh hồi phục tốt.
Bổ sung trứng vào trong thực đơn ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng. Những thành phần trong trứng có tác dụng tuyệt vời như:
- Chất béo (axit béo Omega-3): Có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu, đầy bụng do viêm đại tràng gây ra
- Axit amin: Có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giúp đại tràng hoạt động tốt hơn, giảm đau hiệu quả
- Lecithin: Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, ngăn ngừa tổn thương do bệnh viêm đại tràng gây ra
- Vitamin B: Có tác dụng giúp xoa dịu những cơn đau đại tràng, giảm tình trạng khó tiêu, ợ hơi, tức ngực
- Selen: Ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở đại tràng đồng thời ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát trong những đợt sau
Tuy trứng có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng khi bổ sung quá nhiều trứng hoặc ăn trứng không đúng cách có thể khiến bệnh không những không được cải thiện mà càng trở nên tồi tệ hơn. Lòng trắng của trứng có chứa thành phần men antitrypsin. Đây là chất có thể gây ức chế men tiêu hóa dẫn tới chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Do đó, khi ăn trứng người bệnh viêm đại tràng nên thận trọng.
Để thay đổi khẩu vị người bệnh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng luộc, cháo trứng, trứng chưng…Lưu ý, không nên tiêu thụ quá nhiều trứng gà, trứng vịt có thể khiến người bệnh tăng cholesterol trong máu, xơ hóa động mạch,…Bên cạnh đó, cần có một chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý khi ăn trứng cho người viêm đại tràng
Thực tế, không phải người bệnh nào cũng biết cách bổ sung trứng đúng cách. Để cải thiện tình trạng bệnh người bệnh có thể ăn trứng nhưng phải đảm bảo khoa học. Dưới đây là những lưu ý khi bổ sung trứng trong thực đơn ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng:
- Người bệnh viêm đại tràng chỉ nên ăn trứng với số lượng nhất định trong tuần tối đa 6 quả trứng/tuần
- Không nên ăn trứng thường xuyên trong ngày đặc biệt là vào buổi tối
- Nên chế biến dạng hấp, luộc, hạn chế ăn trứng chiên
- Không được ăn trứng lòng đào mà cần phải luộc chín hẳn đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tình trạng nhiễm khuẩn khiến bệnh nặng hơn.
- Trứng đã chế biến không nên để qua đêm vì các dưỡng chất trong trứng nhanh chóng bị chuyển đổi không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây độc
- Không kết hợp trứng với các nguyên liệu như tỏi, cà chua
- Nên sử dụng trứng vịt vì lượng calo trong trứng gấp đôi trứng gà, nhất là lượng amino acid nhiều hơn.
Bên cạnh bổ sung trứng cho cơ thể, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, không nên kiêng khem quá mức.
Thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng
Để cải thiện tình trạng bệnh dưới đây là nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Phải kể tới:
Thịt nạc
Tăng lượng protein cung cấp cơ thể trong và sau các đợt bị viêm. Chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể vì khó khăn trong việc tiêu hóa do đó lựa chọn thịt nạc là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Các loại thịt trắng gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn là những lựa chọn tốt cho người bệnh, chứa ít chất béo có hại cho cơ thể.
Sữa chua
Sữa chua và các thực phẩm lên men khác có chứa probiotics. Probiotics là những vi khuẩn có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Probiotic trong sữa chua lên men giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tình trạng viêm loét ở ruột già mau chóng thuyên giảm.
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua lên men hàng ngày nhưng cần chú ý tới lượng đường có trong sữa chua. Sữa chua nguyên chất không đường là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm loét đại tràng. Nếu không quen sử dụng sữa chua không đường bạn có thể thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để dễ ăn hơn.
Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu axit béo omega-3 rất tốt cho trí não, tim mạch. Ngoài ra, các loại axit béo có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét bùng phát. Một số thực phẩm khác là nguồn cung cấp axit béo omega 3 rất tốt như cá ngừ, dầu hạt lanh, hạt lanh…
Các loại bí
Tất cả các loại quả thuộc họ bó như bí đỏ, bí xanh, bí hồ lô…đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Lượng chất xơ rất cao cũng như những chất chống oxy hóa như beta-carotene và Vitamin C trong bí rất tốt cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
Cần lưu ý, tránh ăn bí sống có thể khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Bạn có thể chế biến bí thành các món ăn khác nhau như canh bí, bí luộc, nấu súp, làm spaghetti với bí.
Quả bơ
Một trong những loại quả được nhiều người yêu thích là quả bơ. Bơ là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Trong trường hợp bạn đang sụt cân vì viêm loét đại tràng thì quả bơ là lựa chọn hoàn hảo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể lành mạnh nhất.
Theo nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, có trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém. Có thể làm sinh tố bơ, phết bơ lên bánh mù hoặc dùng quả bơ thay thế cho dầu ăn trong trộn salad…
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, dầu oliu là những nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Khi ăn một ít các loại hạt như bữa ăn nhẹ hoặc làm bánh mì bơ từ các loại hạ…là những lựa chọn không tệ cho bữa ăn của mình
Cần lưu ý, khi các đợt viêm loét đang bùng phát bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại hạt vì hàm lượng chất xơ trong các loại hạt có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Sốt táo
Một trong những thực đơn tốt cho người bệnh viêm loét đại tràng là sốt táo. Táo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, như kali, nhưng lượng chất xơ trong táo có thể khiến táo trở nên khó tiêu hơn, đặc biệt là khi các đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Do đó, bạn nên sử dụng sốt táo không đường hoặc tự làm sốt táo tại nhà bằng cách gọt vỏ và nấu chín táo. Để tăng thêm hương vị bạn có thể thêm các loại gia vị mà bạn yêu thích nhưng không nên cho đường.
Lời khuyên cho người bị viêm đại tràng
Để kiểm soát viêm đại tràng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là những điều quan trọng cần lưu ý:
- Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, chế biến dạng hấp, luộc, lỏng.
- Ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dụng cụ nấu nướng sạch sẽ.
- Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh kiêng khem quá mức dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh một số thực phẩm có thể làm tình trạng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Thực phẩm khó tiêu hóa như ngô, nấm, hành củ…
- Đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas…
- Thức ăn nhiều dầu mỡ gồm: đồ chiên xào, thức ăn nhanh…
- Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, mù tạt…
Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh viêm đại tràng như:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
🔹🔹🔹Ưu đãi đặc biệt từ 10/6 đến 30/6, tích mới 8 điểm Tràng Phục Linh PLUS nhận ngay 1 hộp Đông Trùng Hạ Thảo 20 viên trị giá 600.000đ ➠ Cách thức nhận quà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của tem tích điểm có trên vỏ hộp. Chi tiết ưu đãi liên hệ 1800 1506. |